Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hoạt động ngoại khóa: Sau giờ học là giờ… “giữ trẻ” giá cao?

Thứ năm, 07:30 12/11/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Sau giờ học trên lớp, nhiều học sinh do bố mẹ về muộn nên đăng ký tham gia các môn năng khiếu được tổ chức tại trường. Dù chi trả khoảng 40.000 - 50.000 đồng/giờ, song nhiều phụ huynh cho rằng chất lượng các lớp học chỉ ở mức “giữ trẻ”.

Học ngoại khóa vì con tan học sớm

Hoạt động quản lý học sinh ngoài giờ chính khóa không phải là điều mới mẻ mà quen thuộc với nhiều phụ huynh tại các thành phố. Không đành để con vật vờ ngoài cổng trường sau giờ học, nhiều phụ huynh đã phải "cắn răng" đăng ký cho con tham gia các lớp học năng khiếu được tổ chức ngay tại trường học sau giờ chính khóa. Theo ghi nhận, số học sinh học các môn năng khiếu này chủ yếu là những học sinh theo sở thích và đa số là do phụ huynh tan làm muộn, nên đăng ký cho con theo học để tránh việc con "bơ vơ" ngoài cổng trường đến tối mịt.

Chia sẻ về các lớp học năng khiếu của con, anh H.N.M cho biết: "Đi làm về muộn hôm nào cũng phải sau 17h30 mới bắt đầu về trong khi con đã tan học lúc 16h15. Hết giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh xuống khu vực sân trường ở vị trí trả học sinh. Những trẻ bố mẹ đến muộn được yêu cầu tập trung ở khu vực bục khánh tiết dưới sân trường, lạnh và muỗi đốt, nhiều học sinh luôn ngó ra ngoài cổng trường... Vài lần đến trường thấy con bị yêu cầu không được làm ồn, nô đùa làm ảnh hưởng tới các lớp học ngoại khóa mà tôi cảm thấy chạnh lòng, đành đăng ký cho con vào các lớp ngoại khóa".

Hoạt động ngoại khóa: Sau giờ học là giờ…  “giữ trẻ” giá cao? - Ảnh 1.

Học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ảnh minh họa: Q.A

Mỗi tháng bỏ ra gần 1 triệu đồng tiền đăng ký lớp học năng khiếu ngoài giờ cho con, chưa kể mua áo tập theo lớp, chị Thu Phương (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con học tiểu học cho biết, do công ty bận việc nên không thể bố trí thời gian để đón con đúng giờ, nên đành phải đăng ký 5 môn học ngoại khóa cho con để đảm bảo ngày nào con tan học xong sẽ học các môn ngoại khóa bao gồm: Bóng rổ, cờ vua, võ, đàn và múa. Mỗi môn 120.000 - 150.000 đồng/tháng. Do giáo viên dạy bộ môn năng khiếu đều yêu cầu đóng trực tiếp trong thời gian học ngoại khóa, khó gặp từng giáo viên để đóng theo tháng nên đành đóng liền mỗi môn 3 tháng.

"Thực ra, tôi cũng coi như đó là hoạt động "giữ trẻ" là chính, nên cũng không đặt nặng về yêu cầu môn học. Tuy nhiên, có những hôm về sớm hơn chút qua trường xem con học các môn thế nào mà hôm nào về cũng đòi chuyển học môn khác, rồi kêu chán… thì thấy, đúng là hoạt động học này quá sơ sài. Các môn đều là một tuần 1 buổi nên hầu như lặp đi lặp lại vài động tác vận động. Các con thực hiện khởi động đã quá nửa thời gian, sau đó là vài động tác cơ bản. Học nhạc nhưng loanh quanh vài nốt nhạc lúc nhớ, lúc quên. Một học sinh chỉ vài chục nghìn thôi, nhưng một lớp có thể lên đến hàng triệu đồng/giờ, mà sơ sài như thế là chưa tương xứng", chị Phương chia sẻ thêm.

Tăng cường quản lý để không còn là hình thức "giữ trẻ"

Theo ghi nhận, tại các trường tiểu học ở Hà Nội khá phổ biến hoạt động trông giữ học sinh ngoài giờ chính khóa. Đó là các lớp hướng dẫn học, các môn năng khiếu nghệ thuật, thể thao… Mức học phí của mỗi trường là rất khác nhau cho một tiết học sau giờ chính khóa. Nếu đăng ký đủ cả 5 ngày trong tuần, sẽ có phụ huynh phải trả khoảng 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng (tùy môn hoặc hoạt động). Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, hoạt động trông giữ học sinh ngoài giờ học chính khóa mô hình câu lạc bộ phải được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.

Cụ thể, theo hướng dẫn công tác thu chi ở các trường học trên địa bàn năm học 2020 - 2021 của Sở GD&ĐT không đề cập đến quản lý các hoạt động thu chi ngoại khóa. Tuy nhiên, trước đó Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã hướng dẫn các trường trong khi chưa có quy định cụ thể, các trường lập dự toán thu, chi tài chính theo tinh thần thỏa thuận với phụ huynh học sinh, thu đủ chi.

Trước thực trạng chất lượng và học phí của các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay mỗi nơi mỗi kiểu, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, nhu cầu của học sinh về học kỹ năng sống, vui chơi, vận động, năng khiếu là hoàn toàn chính đáng, nhất là khi những phụ huynh đi làm về muộn, có thể đăng ký cho con vào các giờ ngoại khóa. Hoạt động này cũng cần duy trì, bởi cũng đã hạn chế được tình trạng như trước đây học sinh học xong vì bố mẹ chưa đến đón mà đến điểm học thêm của giáo viên để học "ca 3". Học sinh rất cần học năng khiếu, kỹ năng sống trong khi các giờ dạy chính khóa không đủ thời lượng, hoặc giáo viên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của học sinh.

"Hoạt động ngoại khóa hiện nay cũng cần được tổ chức dựa trên khả năng của giáo viên có đủ năng lực, trình độ để dạy các môn đó không, thậm chí cần thuê thêm các chuyên gia, huấn luyện viên có kinh nghiệm bên ngoài để dạy, tránh tình trạng hoạt động theo kiểu giữ trẻ là chính như một số nơi đã làm. Cũng có những trường học làm rất tốt vấn đề này, nhưng về mức thu cũng phải rõ ràng để đảm bảo chất lượng tương xứng và có sự trao đổi, thống nhất với phụ huynh. Nhà trường cũng cần hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, chứ không nên định ra mức thu thích thế nào thì thu trong khi tổ chức chưa khoa học, chất lượng", TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có nêu rõ: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp. Cơ sở giáo dục, đơn vị vi phạm quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Phòng: Liên tiếp xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông làm 4 người thương vong trong một ngày

Hải Phòng: Liên tiếp xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông làm 4 người thương vong trong một ngày

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Ban An toàn giao thông TP Hải Phòng, trên địa bàn vừa xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến hai người chết và hai người bị thương. Hiện nguyên nhân các vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành xác minh, làm rõ.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Thời sự - 9 giờ trước

Vụ án sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 10 đối tượng về 2 nhóm hành vi. Còn vụ buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 3 đối tượng.

Bắt nhóm côn đồ dùng hung khí đánh trọng thương nam thiếu niên ở Đà Nẵng

Bắt nhóm côn đồ dùng hung khí đánh trọng thương nam thiếu niên ở Đà Nẵng

Pháp luật - 9 giờ trước

Nhóm côn đồ trong độ tuổi từ 16 - 21 sử dụng rựa, mã tấu, vỏ chai thuỷ tinh tấn công vào đầu, lưng khiến nam thiếu niên ở TP Đà Nẵng trọng thương.

Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Đời sống - 10 giờ trước

Lý giải nguyên nhân tiền điện tăng cao, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An

Giáo dục - 13 giờ trước

GĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Một nam du khách lưu trú tại khách sạn 3 sao ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng do hút thuốc lá trong phòng và làm thủng nệm.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Giáo dục - 13 giờ trước

GĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, theo tử vi tháng 6 âm lịch dự báo tuổi Sửu sẽ đối mặt với những nguy cơ mất tiền bạc. Để tránh những điều xui, con giáp này nên biết nắm bắt những điều dưới đây.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025

Giáo dục - 14 giờ trước

Học phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 3/7, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Mùa A Hảo (SN 2007, ở phường Đoàn Kết) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích, khiến 1 chiến sĩ CSGT hy sinh.

Top