Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ có nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho mẹ bầu và thai nhi. Thai phụ cần làm gì khi mắc hội chứng này?
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một tình trạng mà các nhà nghiên cứu ước tính có thể ảnh hưởng tới 26% ở các trường hợp mang thai.
Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng ngừng thở liên tục trong khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Nó xảy ra khi đường hô hấp trên bao gồm cả gốc lưỡi và vòm miệng mềm bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi ngủ, khiến ngừng thở trong 10 giây hoặc lâu hơn. Khi nhịp thở bắt đầu lại, có thể ngáy to hoặc thậm chí thở hổn hển hoặc nghẹt thở khi ngủ.
1. Nguyên nhân gây hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ.
Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ. Mức độ hormone cao hơn khiến màng nhầy trong mũi sưng lên, khiến mẹ bầu cảm thấy nghẹt mũi hơn bình thường, từ đó có thể dẫn đến ngáy và chứng ngừng thở khi ngủ.
Nồng độ progesterone cao hơn cũng kích hoạt các cơ góp phần gây ra chứng ngừng thở khi ngủ.
Ngoài ra, tăng cân khi mang thai có thể gây thêm áp lực lên đường thở của mẹ bầu, khiến việc thở vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Tử cung và thai nhi đang phát triển cũng gây áp lực lên phổi, làm giảm thể tích không khí và tăng nhịp thở.
Mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ (mặc dù rất ít nằm ngửa) nhưng điều đó cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng ngừng thở khi ngủ.
2. Nguy cơ hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ
Ngừng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ vì nó làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Kết quả là, nếu mẹ bầu bị ngừng thở khi ngủ, có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn vào ngày hôm sau. Điều này là do mỗi lần ngừng thở, mẹ bầu sẽ thức dậy để thở khiến không ngủ sâu lại được.
Đối với mẹ bầu
Khi không được điều trị, chứng ngừng thở khi ngủ sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu vì khi ngừng thở, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm và nhịp tim sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao tình trạng này, ngay cả khi không mang thai, có thể làm tăng nguy cơ hoặc góp phần gây ra một số tình trạng sức khỏe khác, bao gồm:
- Bệnh tim
- Trầm cảm
- Đột quỵ
- Bệnh đái tháo đường
- Mất trí nhớ
- Tăng huyết áp
- Cholesterol cao
- Trào ngược acid dạ dày
- Bệnh hen suyễn
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
Nhưng đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, chứng ngừng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ:
- Chuyển dạ lâu (chuyển dạ kéo dài);
- Mổ lấy thai ngoài kế hoạch;
- Tiền sản giật , có thể dẫn đến tổn thương nội tạng, thai chết lưu và tử vong;
- Hội chứng giảm thông khí do béo phì, một chứng rối loạn hô hấp khiến mẹ bầu có quá nhiều carbon dioxide và không đủ oxy trong máu.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ gây ra một số tình trạng sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Ảnh minh họa.
Đối với thai nhi
Thai phụ ngừng thở khi ngủ có thể gây tăng huyết áp dẫn đến những thay đổi trong mạch máu, làm giảm lượng máu được bơm bởi tim. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai nhi qua nhau thai, làm nồng độ oxy của thai nhi cũng giảm.
Điều này có thể khiến nhịp tim của thai nhi giảm hoặc nhiễm toan. Nó cũng có thể góp phần hạn chế sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung như mong đợi, khiến thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai.
Khi giấc ngủ của mẹ bầu bị gián đoạn cũng có thể làm giảm lượng hormone tăng trưởng được giải phóng, dẫn đến các vấn đề về tăng trưởng, làm tăng nguy cơ sinh non , cũng như các vấn đề sức khỏe hoặc thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
3. Chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ
Nếu nghi ngờ mắc chứng ngừng thở khi ngủ khi mang thai, phải thông báo với bác sĩ sản phụ khoa. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, sau đó có thể đánh giá miệng, mũi và cổ họng của thai phụ. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu mẹ bầu đến một chuyên gia về giấc ngủ để làm một số đánh giá như kiểm tra luồng không khí, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu khi mẹ bầu ngủ. Điều này sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của chứng ngừng thở khi ngủ của thai phụ và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
4. Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng ngừng thở khi ngủ và các triệu chứng của mẹ bầu.
Trường hợp thai phụ nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt nước muối, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc thông mũi không kê đơn an toàn khi mang thai, lưu ý không tự dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.