Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội chứng “sương mù não” liên quan đến COVID-19 có nguy hiểm?

Thứ năm, 13:34 09/09/2021 | Sống khỏe

Các triệu chứng phổ biến của COVID-19, bao gồm ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi và sốt. Nhưng sau khi các triệu chứng COVID-19 biến mất, một số người có thể bị “sương mù não” - một vấn đề kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.

Sương mù não là gì?

Sương mù não liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung: Hay quên, thiếu tập trung, mệt mỏi và kém minh mẫn… nhưng đối với nhiều bệnh nhân, nó có thể là một thách thức để mô tả chỉ ra các triệu chứng của sương mù não.

TS Talya Fleming, Giám đốc y tế Chương trình phục hồi chức năng sau COVID, Viện Phục hồi chức năng JFK Johnson cho biết: Bệnh nhân thường nói rằng họ cảm thấy không ổn, cảm thấy có điều gì đó bao trùm khiến mọi thứ không còn sắc nét như trước đây.

Hội chứng “sương mù não” liên quan đến COVID-19 có nguy hiểm? - Ảnh 1.

Hội chứng sương mù não gây giảm trí nhớ, khó tập trung.

"Sương mù não" kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh mà những người bị COVID-19 thường báo cáo. Trong một số trường hợp, sương mù não, hoặc suy giảm nhận thức, có thể kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh đã khỏi.

Nhiều bệnh nhân phàn nàn gặp vấn đề với trí nhớ, dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện và khó tập trung và tham gia vào các công việc hàng ngày. Các triệu chứng của sương mù não cũng có thể xuất hiện như:

-Bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao bạn ở đó.

-Khó nghĩ ra từ đúng.

-Khó nhớ những gì bạn vừa đọc.

-Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

-Quên công thức nấu ăn hoặc các bước khi nấu ăn.

-Quên những gì bạn đang làm sau khi trở nên mất tập trung…

Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua cấp cứu y tế và trở lại làm việc. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện công việc hoặc quản lý hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ.

Điều gì gây ra sương mù não sau COVID-19?

Theo TS Fleming, hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng sương mù não sau COVID-19. Tuy nhiên, một số nguyên nhân đã được xác định gây nên tình trạng này bao gồm:

- Thiếu oxy do tổn thương phổi.

- Viêm ảnh hưởng đến tế bào não.

- Rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

- Thiếu lưu lượng máu do sưng các mạch máu nhỏ trong não…

Hội chứng “sương mù não” liên quan đến COVID-19 có nguy hiểm? - Ảnh 2.

SARS-CoV-2 có thể gây hội chứng sương mù não.

Nguyên nhân gây sương mù não còn do làm việc quá sức, thiếu ngủ, căng thẳng và dành quá nhiều thời gian cho máy tính. Ở cấp độ tế bào, sương mù não được cho là do tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những thay đổi đối với hormone quyết định tâm trạng, năng lượng và sự tập trung của bạn.

Ngoài ra, việc dùng thuốc hay các tình trạng y tế (liên quan đến viêm nhiễm, mệt mỏi hoặc thay đổi mức đường huyết); thậm chí sự thiếu hụt hoặc không đủ chất dinh dưỡng, có thể góp phần gây ra các triệu chứng sương mù não.

Tiến sĩ Fleming cho biết: Các biến chứng lâu dài sau khi nhiễm COVID-19 là khác nhau ở mỗi người. Đối với một số bệnh nhân, chứng sương mù não sau COVID-19 có thể biến mất sau khoảng ba tháng. Nhưng đối với những người khác, nó có thể tồn tại lâu hơn nữa.

Ứng phó thế nào với hội chứng sương mù não?

Điều trị sương mù não phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu bạn đang bị thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm sương mù não…

Đôi khi, giảm thiểu tình trạng sương mù ở não là vấn đề điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng, chuyển thuốc hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện chứng sương mù não bao gồm:

Ngủ đủ 7- 9 giờ mỗi đêm.

Quản lý căng thẳng

Tập thể dục

Hạn chế uống cà phê

Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh...

Theo SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Top