Hội thảo Chuyên đề công tác DS-SKSS đồng bào dân tộc thiểu số
GiadinhNet - 8:30 hôm nay (29/11) diễn ra Hội thảo Chuyên đề công tác DS-SKSS đồng bào dân tộc thiểu số do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Tham dự hội thảo còn có các đại biểu là lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ,Viện Dân tộc học, Bệnh viện Nhi Trung ương, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực Dân số - Sức khỏe sinh sản, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Quỹ Nhi đồng LHQ và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực DS-SKSS…
Chương trình văn nghệ chào mừng Hội thảo |
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào sống ở những vùng đặc biệt khó khăn. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay, các Nghị quyết đều quan tâm đến vấn đề này. Nghị quyết Đại hội lần thứ X khẳng định: "Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" . |
Các dân tộc ở Việt Nam sống phân tán và xen kẽ nhau. Ở một số vùng có dân tộc cư trú tương đối tập trung, nhưng nhìn chung các dân tộc sống xen lẫn nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước khác trên thế giới.
Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du. Một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít người Chăm sống ở đồng bằng.
Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao chiếm 3/4 diện tích cả nước. Ðây là khu vực vừa là vị trí chiến lược đối với quốc phòng, an ninh vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn về tài nguyên rừng và đất rừng, đồng thời giữ vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước trong điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước.
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc sống ở vùng thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Có những dân tộc ít người có đời sống kinh tế - xã hội còn thấp kém. Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, khắc nghiệt.
Các đại biểu xem tài liệu tại Hội thảo |
Lãnh đạo Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ tham khảo |
Một số tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ số giới tính khi sinh cao từ 110 trở lên Theo kết quả Tổng điều tra dân số 2009, tỷ số giới tính khi cả nước ở mức cao 110,5, có 03 vùng địa lý có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trở lên, có 35 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trở lên. Trong đó một số tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trở lên, gồm: Hòa Bình 116,3; Lào Cai 113,7; Yên Bái 111,6; Trà Vinh 112,7; Thái Nguyên 110,5; Lâm Đồng 112,6 và Ninh Thuận 110,8. Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh kéo dài sẽ dẫn đến những hệ luỵ văn hóa xã hội, hôn nhân và gia đình khi lớp trẻ này bước vào độ tuổi sinh đẻ. |
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong tổng số 20 tỉnh có đông đồng bào thiểu số sinh sống có đến 13 tỉnh (65%) chưa đạt mức sinh thay thế, đặc biệt có đến 8 tỉnh mức sinh vẫn còn cao (TFR>2,5) trong đó đặc biệt có KonTum và Hà Giang mức sinh còn rất cao (TFR>3).
Chưa tính đến những yếu tố khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa ở khu vực có đông đồng bào thiểu số sinh sống, nếu mức giảm TFR tại các tỉnh này tương đương như mức giảm bình quân toàn quốc trong 10 năm qua (0.03 con/năm), thì hầu hết các tỉnh có đông đồng bào thiểu số sinh sống hiện chưa đạt mức sinh thay thế cần từ 10 năm trở lên để phấn đấu đạt mức sinh thay thế, cá biệt có những tỉnh cần đến trên 30 năm để đạt được mức sinh thay thế.
Tiểu phẩm hài về vận động thực hiện KHHGĐ |
Chất lượng dân số tại các tỉnh này còn thấp, tồn tại những nguy cơ gây suy giảm chất lượng dân số như: chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn ở mức kém, tỷ lệ người tàn tật còn cao, các vấn đề về vị thành niên và thanh niên, các tố chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật thấp, khu vực có đông đồng bào thiểu số sinh sống còn đối mặt với nguy cơ suy thoái giống nòi do tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn diễn biến phức tạp và vẫn là tình trạng phổ biến ở hầu hết các dân tộc thiểu số.
Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ trình bày báo cáo tham luận. |
“Hội thảo về công tác DS-SKSS cho đồng bào dân tộc thiểu số của Bộ Y tế tổ chức tại Lào Cai ngày hôm nay thể hiện quyết tâm của những người làm công tác DS/SKSS/KHHGĐ trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc SKSS cho đồng bào dân tộc ít người” – Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nói. |
“Chúng tôi mong muốn được nghe ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về các dự án, các mô hình nâng cao chất lượng dân số với các dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số; các kinh ngiệm, bài học thực tiễn của các địa phương để phân tích, có cái nhìn tổng quát, nhận thức rõ hơn về tình hình triển khai thực hiện công tác DS - KHHGĐ đối với các dân tộc thiểu số; qua đó hoạch định cụ thể hơn về chiến lược, nhiệm vụ công tác dân số vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời gian tiếp theo”. |
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…