Huy động sự vào cuộc của cả xã hội
GiadinhNet - 50 năm qua, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thuận lợi nhiều nhưng khó khăn cũng không ít!
Một buổi truyền thông chăm sóc SKSS tại xã Hợp Thắng (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: P.V |
Xin ông cho biết, những thành tựu cơ bản của công tác DS-KHHGĐ 50 năm qua của Thanh Hóa?
Tại Thanh Hóa, giai đoạn năm 1975, dân số của địa phương có 1.592.532 người; tỷ suất sinh thô là 43,9%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 3,1%; tỷ lệ sinh con thứ 3 là 67%; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 17,14%.
Tiếp nối Quyết định 216-CP, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quyết định chỉ đạo, định hướng về phát triển dân số và sinh đẻ kế hoạch. Đặc biệt, ngày 21/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/CP thay thế cho Nghị định 193/HĐBT. Tại NĐ này đã qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy làm việc của UBQGDS-KHHGĐ, trong đó thành phần của Uỷ ban được mở rộng hơn và có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm chuyên trách. Ở địa phương đã hình thành UBDS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện; cấp xã có Ban Dân số xã và bắt đầu hình thành bộ máy cán bộ chuyên trách xã đến CTV cơ sở với phương châm hoạt động "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng". Hệ thống này đã quyết định sự thành công của Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ.
Những năm gần đây, mặc dù có những khó khăn nhất định do sự thay đổi về bộ máy tổ chức, nguồn kinh phí... nên có thời điểm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và kết quả công tác DS-KHHGĐ. Tuy vậy, trong 10 năm qua (2000 - 2010) với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của toàn thể xã hội và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, chính sách DS- KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống, nhận thức của các tầng lớp nhân dân có chuyển biến rõ rệt, qui mô gia đình nhỏ có 1-2 con được đa số người dân chấp nhận, tốc độ tăng dân số đã được khống chế. Kết quả của công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của nước nhà.
Tại Thanh Hóa, đến năm 2010 dân số toàn tỉnh là 3.412.043 người, thấp hơn chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là dưới 4 triệu người. Tỷ suất sinh thô là 14,3%o, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,86% (đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI là dưới 1% vào năm 2010); tỷ lệ sinh con thứ 3 là 12,27%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại đã đạt 78%. Các chỉ tiêu này đã góp phần vào việc nâng cao, ổn định đời sống, kinh tế- xã hội của địa phương.
Những năm gần đây, Thanh Hóa là một trong những địa phương đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao. Xin ông cho biết thêm về vấn đề này?
- Đúng là những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh của Thanh Hóa tăng cao. Theo thống kê, năm 2006 là 119 nam/100 nữ, năm 2007 tăng lên 127 nam/100 nữ, năm 2008 là 122 nam/100 nữ, năm 2009 là 119 nam/100 nữ và năm 2010 là 118 nam/100 nữ. Trong khi tỷ số giới tính khi sinh bình thường là 104-107 nam/100 nữ. Xu hướng tỷ số giới tính khi sinh sẽ tiếp tục tăng, khả năng đạt tới 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2015 và 130 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu. Tình trạng này sẽ tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai (thừa nam, thiếu nữ). Thanh Hóa đang rốt ráo khắc phục tình trạng này.
Tình trạng sinh con thứ 3 cũng có chiều hướng gia tăng, nhất là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Vậy chúng ta phải làm gì để giải quyết tình trạng này, thưa ông?
Để giải quyết các vấn đề trên, trước tiên ngành dân số cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới tận người dân thông qua nhiều kênh khác nhau. Công tác dân số đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cả cộng đồng. Đây là việc làm không của riêng ai! Có như thế, mọi người mới nhận thức đúng và thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ để quần chúng làm gương.
Tại Thanh Hóa, năm 2010 dân số toàn tỉnh là 3.412.043 người, thấp hơn chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là dưới 4 triệu người. Tỷ suất sinh thô là 14,3%o, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,86% (đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI là dưới 1% vào năm 2010); tỷ lệ sinh con thứ 3 là 12,27%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại đã đạt 78%. Các chỉ tiêu này đã góp phần vào việc nâng cao, ổn định đời sống, kinh tế- xã hội của địa phương. |
Vân Khánh (thực hiện)
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…