Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kenya: Quyền được chăm sóc của trẻ em gái

Thứ tư, 07:49 06/07/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Kenya là một quốc gia nằm trên đường xích đạo ở Đông Phi, tiếp giáp với Tanzania, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Somali và Ấn Độ Dương, có diện tích 581,309km2 nhưng dân số dưới 50 triệu người. Kenya có địa hình đa dạng: Núi, cao nguyên, vùng sa mạc và bán sa mạc rộng lớn và đồng bằng ven biển. Nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Kenya với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 USD/người. Chiếm 24% dân số, vị thành niên tại đất nước này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Nụ cười trẻ em gái vị thành niên Kenya (Nguồn: The Huffington Post).
Nụ cười trẻ em gái vị thành niên Kenya (Nguồn: The Huffington Post).

Trẻ em gái thất học vì... bầu bí

Điều tra Nhân khẩu và Sức khỏe (DHS) cho thấy, tại Kenya, tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu ở nam giới là 17.6 và nữ giới là 18.2 tuổi. Tuy nhiên, 37% nữ vị thành niên và 44% nam vị thành niên đã từng có quan hệ hệ tình dục, đặc biệt là có đến 12% các em gái và 22% các em trai có quan hệ tình dục ở độ tuổi 15.

Trong số các em gái vị thành niên có chồng, chỉ có 40% đang sử dụng các biện pháp tránh thai và trong đó có 37% là các biện pháp tránh thai hiện đại. Như vậy, có tới 1/3 (30%) các em gái đang có chồng chưa được đáp ứng nhu cầu về tránh thai. Nếu tính cả số vị thành niên nói chung thì nhu cầu chưa được đáp ứng này còn cao hơn rất nhiều!

Tỷ suất sinh hiện nay của vị thành niên Kenya là 121%o, có nghĩa: Cứ trong 1.000 nữ vị thành niên (15 - 19 tuổi) thì có tới 121 trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ vị thành niên. Mặc dù mức sinh này đã và đang giảm xuống nhưng tỷ suất sinh vẫn rất cao tại những vùng nghèo nàn, lạc hậu, trình độ giáo dục kém. Khoảng 30% vị thành niên mang thai là thất học và 10% có học vấn cấp 2. Rất nhiều trường hợp mang thai là do kết hôn quá sớm hoặc hậu quả của việc bị ép buộc tình dục, lạm dụng tình dục. Sự thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho vị thành niên và đặc biệt là sự thiếu hiểu biết, sự không sẵn có các dịch vụ cung cấp biện pháp tránh thai cho vị thành niên là những nguyên căn dẫn tới tình cảnh đáng lo ngại trên tại Kenya.

Tỷ lệ kết hôn trẻ em, kết hôn sớm ở Kenya là rất cao, có tới 15% các bé gái kết hôn từ tuổi 15 và 26% kết hôn từ tuổi 18. Điều tra DHS nói trên cũng cho thấy, có tới 98% các em ở độ tuổi 18 khi bắt đầu mang thai thì đều bỏ học. Mỗi năm, Kenya có khoảng 13.000 bé gái bỏ học giữa chừng vì liên quan đến chuyện bầu bí.

Nhức nhối tình trạng bạo lực tình dục, HIV và ma túy

Kenya có khoảng gần 2 triệu người nhiễm HIV, trong đó vị thành niên và thanh niên chiếm khoảng 16%. Tuy nhiên, vị thành niên và thanh niên lại chiếm tới 29% số người nhiễm mới hàng năm. Điều đáng chú ý là từ tuổi 15 , tỷ lệ nhiễm HIV của nữ lại cao hơn nam. Đặc biệt, ở nhóm tuổi 20 - 24, tỷ lệ nữ nhiễm HIV cao gấp 4 lần so với nam giới. Điều đó chứng tỏ việc bất bình đẳng giới nghiêm trọng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nữ giới cao hơn. Đối với những nữ vị thành niên từng có quan hệ tình dục trước 15 tuổi thì tỷ lệ lây nhiễm là 5,3%. Số liệu tính toán cho thấy, có tới 20 - 40% gái mại dâm bắt đầu hành nghề từ trước tuổi 18 bị nhiễm HIV và nhóm MSM cũng cho kết quả tương tự.

Hiểu biết về HIV/AIDS, về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của các em còn nhiều hạn chế, làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, các em lại phải đối mặt với việc ép buộc, lạm dụng tình dục. Gần 11% em gái và 4,2% em trai (13 - 17 tuổi) cho biết đã từng bị bạo lực tình dục và gần một nửa các vị thành niên bị bạo lực về thể chất. Hậu quả của bạo lực tình dục sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV.

Hiện tại, Kenya có hàng triệu em đang làm việc như một lao động thực thụ, đặc biệt là ở vùng nông thôn lên đến 90%. Nhiều vùng còn tồn tại những tập tục lạc hậu, đối xử bất bình đẳng với trẻ em gái như cắt bỏ âm vật, không cho trẻ em gái đến trường… Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với Kenya..

Cam kết và hành động quyết liệt của Chính phủ

Đối diện với những thách thức về cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD của vị thành niên, Chính phủ Kenya đã sớm có hành động. Từ năm 2003, Kenya đã ban hành Chính sách SKSS vị thành niên và phát triển. Tiếp đó là một loạt các chính sách có liên quan.

Mục tiêu của Kenya là nâng cao tình trạng SKSS của vị thành niên và góp phần vào việc phát huy tiềm năng của họ trong sự phát triển của quốc gia. Từ đó được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cụ thể, những khu vực ưu tiên.

Hàng loạt các hoạt động đã được triển khai nhằm thực hiện Chính sách Quốc gia về SKSS/SKTD của vị thành niên. Nhiều mô hình can thiệp đã được triển khai như: Lồng ghép kiến thức chăm sóc SKSS/SKTD cho vị thành niên vào trong nhà trường; đưa trẻ em gái tới trường; SKSS/SKTD của vị thành niên và chăm sóc hậu phá thai; tăng cường cung cấp dụng cụ tử cung; lồng ghép kế hoạch hóa gia đình vào các trung tâm xét nghiệm và tư vấn tự nguyện…

Mặc dù những kết quả mới chỉ là bước đầu và ở một nước thu nhập thấp nhưng đã cho thấy sự cam kết rất mạnh mẽ của Chính phủ Kenya trong việc cải thiện chăm sóc SKSS/SKTD cho vị thành niên, điều mà ít chính phủ trên thế giới làm được. Đó cũng chính là lý do vì sao Kenya được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và luôn được nhắc đến như một điển hình trong nỗ lực cải thiện chất lượng sống cho giới trẻ.

Tổng thống đương nhiệm của Kenya, ông Uhuru Kenyatta nói: “Hiến pháp của chúng ta bảo đảm rằng, mọi trẻ em đều có quyền được học tập, chăm sóc y tế và được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử. Những đầu tư của chúng ta là mang đến sự bảo đảm an toàn cho trẻ em của chúng ta và cho chính tương lai của chúng ta”.

Mặc dù còn là nước kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng Chính phủ Kenya vẫn coi chăm lo, cải thiện dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho vị thành niên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hơn 10 năm thực hiện (kể từ năm 2003), Kenya đã gặt hái được những thành công nhất định và luôn được cộng đồng quốc tế nhắc đến như một điển hình trong việc nâng cao SKSS/SKTD cho vị thành niên.

THS Lương Quang Đảng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top