Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp vợ chồng chủ động cho tương lai
GiadinhNet – Chuyên gia cho rằng, khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ tốt đảm bảo an toàn về sức khỏe, kiểm tra sức khỏe sinh sản của cặp đôi mà còn giúp vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc, an toàn hơn sau kết hôn. Tuy nhiên, vì rào cản tâm lý mà nhiều cặp đôi sau kết hôn đã ân hận vì trước đó không khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Ân hận muộn màng
Quyết định về chung một nhà, chị N.T.T (Hà Nội) và chồng thấy sức khỏe bình thường tốt nên không ai nghĩ tới việc khám, tư vấn sức khỏe tiền sản. Cưới nhau 3 năm, vợ chồng mãi chưa có con. Đi tư vấn hiếm muộn, được bác sĩ tư vấn khám sức khỏe sinh sản, vợ chồng chị mới vỡ lẽ khi biết nguyên nhân khiến việc có con của anh chị khó vì đâu. Chị T. bị tắc vòi trứng 2 bên, còn ông xã tinh trùng yếu. "Nếu như đi khám sức khỏe tiền hôn nhân sớm, biết sớm để điều trị thì vợ chồng mình đã không mất nhiều thời gian, lo lắng chạy chữa và nhiều lúc vợ chồng lục đục chỉ vì hiếm muộn" – chị T chia sẻ.
Đến giờ, chị Hoàng Minh Đức (Phú Thọ) ân hận vì không quan tâm khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng đã muộn. Chị Đức kể, bản thân chị từ nhỏ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) nhưng không biết. Khi lập gia đình, chị cùng chồng không đi khám sức khỏe. Trớ trêu, chồng chị cũng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh thể lặn, khi sinh con ra cũng mang bệnh như mẹ. Không chịu được gánh nặng bệnh tật, chồng chị đã bỏ đi để lại mẹ con chị tự xoay sở với bệnh tật. Hàng tháng, hai mẹ con phải vào viện điều trị định kỳ với chi phí tốn kém. Để có tiền lo chạy chữa cho hai mẹ con, chị đã tận dụng thời gian tối đa để kiếm tiền nhưng thu nhập chẳng thấm vào đâu. Ngoài giờ làm công sở, chị nhận thêm việc về nhà để làm.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp đôi chủ động cho tương lai. Ảnh BV
Hiện nay ở nhiều bệnh viện đều có dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tuy nhiên, đa số các bạn trẻ bước vào độ tuổi kết hôn đều chưa quan tâm đến việc khám kiểm tra sức khỏe tiền kết hôn. Theo họ, việc khám kiểm tra sức khỏe tiền kết hôn là việc tự nguyện của mỗi cá nhân và hôn nhân gia đình chủ yếu dựa trên tình yêu và sự tin tưởng lẫn nhau.
Bởi vậy, nhiều cặp đôi về sống với nhau vài năm chung sống mới phát hiện ra người bạn đời của mình mắc một số bệnh lây truyền như nhiễm HIV, viêm gan B,... thậm chí là cả vấn đề vô sinh. Mọi việc lúc này đã quá muộn trong khi có thể dự phòng, điều trị ngay từ khi kết hôn.
Ở nước ta, khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn còn mới và theo tinh thần tự nguyện. Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định cấm kết hôn với người mất "năng lực hành vi dân sự", tức những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc một số bệnh như không thể làm chủ hành vi, nhận thức... mà không có quy định nào bắt buộc phải khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Chính kẽ hở này của pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tiền hôn nhân còn bỏ ngỏ. Nhận thức của cộng đồng về việc khám sức khỏe trước hôn nhân để phát hiện sớm các bệnh tật bẩm sinh còn thấp.
Lợi ích từ khám sức khỏe tiền hôn nhân
BS Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là điều vô cùng cần thiết. Việc làm này giúp cặp đôi đánh giá sức khỏe một cách tổng quát, phát hiện những bệnh lý truyền nhiễm, di truyền, sức khỏe sinh sản. Quan trọng hơn giúp họ điều trị kịp thời, phòng tránh bệnh để chủ động cho tương lai.
Ở những người mang gen bệnh, việc khám sức khỏe sớm để phát hiện bệnh sẽ giúp người trong cuộc quyết định có nên lấy nhau hay không hoặc nếu lấy nhau cần chọn biện pháp mang thai thế nào cho phù hợp, có kế hoạch chăm sóc tiền sản kịp thời để tránh có những đứa con dị tật bẩm sinh.
Chẳng hạn, hai người cùng mang gen Thalassemia kết hôn không mà làm xét nghiệm tiền hôn nhân, khi sinh con thì mỗi một lần sinh sẽ có 25% khả năng bị bệnh. Nếu tầm soát, có thể phát hiện bệnh khi thai nhi khoảng 10 - 12 tuần tuổi và có chỉ định can thiệp. Hàng năm tại Viện đã chỉ định cho khoảng 300 cặp vợ chồng sàng lọc, chuẩn đoán trước sinh bệnh Thalassemia. Nhờ đó mà hàng trăm đứa trẻ ra đời khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài các bệnh di truyền, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp cặp đôi phát hiện cũng như điều trị kịp thời các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai…; tư vấn phương pháp kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát mang thai, tránh mang thai ngoài ý muốn; điều trị các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn…
Theo các chuyên gia, trước khi kết hôn từ 3 – 6 tháng, các cặp đôi nên đi khám sức khoẻ. Theo đó, một số mục cần thực hiện như khám tổng quát; Xét nghiệm công thức máu, các chức năng gan, thận, đường huyết, mỡ máu, nước tiểu; Xét nghiệm chẩn đoán những bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục (GSVB/C, HIV, giang mai, rubella); Thực hiện chẩn đoán hình ảnh, đo điện tim…
Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, khám sức khỏe tiền hôn nhân, thời gian qua, Chi cục Dân số-KHHGĐ các tỉnh cũng đã triển khai mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân". Hoạt động chính của mô hình là tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới và kỹ năng sống; phối hợp với trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam, nữ thanh niên… Qua mô hình này, các bạn trẻ đã dần thay đổi, từ đó, trang bị tốt các kiến thức cho bản thân về tình yêu, hôn nhân, gia đình, chăm sóc SKSS... tạo dựng cho bản thân và gia đình một cuộc sống hạnh phúc.
Hà My

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.