Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiên trì duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt

Thứ tư, 09:05 10/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Phương án chúng ta lựa chọn không để mức sinh ở Việt Nam xuống quá thấp, vì như thế khó vực dậy, nhưng cũng không để tăng mạnh trở lại. Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược là duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt”, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Báo GĐ&XH.

 

Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược là duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt.  	ảnh: Chí cường

Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược là duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt. ảnh: Chí Cường

 

Duy trì mức sinh thay thế là nhiệm vụ không dễ dàng

Sau Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê đã đưa ra 3 kịch bản khác nhau về mức sinh ở Việt Nam, ông có thể nêu rõ hơn về các kịch bản này?

- Thực ra là có 4 phương án nhưng tôi chỉ nói về 3 phương án chính gồm phương án mức sinh cao, mức sinh thấp và mức sinh thấp hợp lý. Đây là cơ sở để chúng ta hoạch định chiến lược dài hạn, cùng hệ thống các giải pháp thực hiện phương án mục tiêu được chọn.

Với phương án mức sinh cao, nếu mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh có thể lên tới 2,3-2,5 con/phụ nữ, thì sau năm 2049 quy mô dân số ở nước ta đạt cực đại ở mức quá cao (khoảng 130-140 triệu người), mật độ dân số cao, khoảng 400 người/km2. Kịch bản ngược lại, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp và tổng tỷ suất chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ (vào khoảng năm 2049), quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại khoảng 95-100 triệu người. Kịch bản thứ ba, đó là duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý, với tổng tỷ suất sinh khoảng từ 1,9-2,0 con/phụ nữ thì quy mô dân số nước ta sẽ chỉ đạt mức cao nhất khoảng 115 triệu người vào năm 2049.

Ba kịch bản về mức sinh này có thể gây ra những tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, thưa ông?

- Với phương án 1 – mức sinh cao, với quy mô dân số 140 triệu người vào giữa thế kỷ XXI sẽ gây áp lực đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, việc làm… rất bất lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu nhân khẩu học của đất nước trong tương lai.

Mức sinh tăng cao dẫn đến quy mô dân số quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng sống của từng cá nhân, gia đình trong việc quan tâm, nuôi dạy đứa trẻ được sinh ra, mà còn hạn chế những kết quả phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việt Nam lại là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu. Nếu những kịch bản biến đổi khí hậu diễn ra như dự báo, trong khi chúng ta không có nỗ lực gì thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung cấp lương thực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu cả nước - sẽ bị ngập dần trong nước biển. Người dân nơi đây sẽ bị thu hẹp địa bàn cư trú và sản xuất. Đó là kịch bản đã được vạch ra từ trước và chúng ta cần tránh phương án mức sinh cao này.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án tiếp tục giảm nhanh mức sinh dẫn đến mức sinh thấp hoặc quá thấp sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, già hóa dân số diễn ra nhanh… Với kịch bản thứ ba, đó là duy trì mức sinh hợp lý, chúng ta sẽ duy trì và có thể phát huy được các lợi thế tương đối. Đó là quy mô dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, phù hợp với diện tích lãnh thổ; cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động; làm chậm lại thời gian chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già, có thêm thời gian để chuẩn bị ứng phó với quá trình già hóa dân số và dân số già, tạo thêm điều kiện cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước trong cả hiện tại và tương lai.

Từ sự phân tích đó, chúng tôi đề xuất lựa chọn phương án mức sinh thấp hợp lý và duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt.

Từ phân tích của ông cho thấy, nếu để mức sinh tăng mạnh trở lại, không chỉ “phá vỡ” thành quả của công tác DS-KHHGĐ đã dày công xây dựng, mà còn ảnh hưởng rất nặng nề đến sự phát triển chung. Theo dõi biến động về mức sinh của nước ta mấy năm gần đây, hình như đã có dấu hiệu nhích lên, thưa ông?

- Đúng vậy. Từ năm 2006, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam luôn đạt dưới mức sinh thay thế (2,1 con). Những năm gần đây, mức sinh nước ta lại có xu hướng “nhích” lên, đòi hỏi vẫn phải tiếp tục quan tâm đến thực hiện chương trình KHHGĐ.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 3 năm liên tiếp (từ 2011- 2013), tổng tỷ suất sinh lần lượt tăng đều từ 1,99 - 2,05 - 2,1 con. Từ một nguồn số liệu khác cũng của Tổng cục Thống kê cho thấy, mức sinh thực tế có thể cao hơn con số nêu trên. Những số liệu này là sự “nhắc nhở” chúng ta cần thận trọng trong đánh giá về mức sinh, đồng thời yêu cầu sự cân nhắc cho việc quản lý và điều hành chương trình, để có những giải pháp sao cho phù hợp. Nó cũng cho thấy, nhiệm vụ duy trì mức sinh thay thế không hề dễ dàng.

Việc xu hướng mức sinh tăng, một phần do nguồn đầu tư Nhà nước cho công tác DS-KHHGĐ trong mấy năm nay giảm đi rất nhiều. Từ đó, việc cung ứng các biện pháp tránh thai, đảm bảo dịch vụ KHHGĐ cho người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chỉ còn khoảng 30% số cặp vợ chồng được hưởng miễn phí các dịch vụ KHHGĐ, chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn. Số còn lại phải mua qua kênh tiếp thị xã hội, thị trường. Trong khi quá trình làm cho xã hội quen với cơ chế tự chi trả, chi phí cho các dịch vụ này chưa đạt được tiến độ và yêu cầu cần có.

Một dẫn chứng khác, nếu từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, 3 vùng địa lý (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ) có tổng tỷ suất sinh dưới 2,1 con thì đến năm 2014, mức sinh ở Đồng bằng sông Hồng đã tăng lên 2,3 con, tỷ lệ sinh con thứ ba cũng tăng.

Điều này cho thấy, mức sinh thay thế mà chúng ta đã đạt và duy trì trong suốt 10 năm qua chưa phải là một kết quả thật sự vững chắc. Do đó, trong giai đoạn nhạy cảm này, chúng ta không thể nào “rời mắt” khỏi mục tiêu giảm sinh, để đảm bảo quỹ đạo phương án duy trì mức sinh thấp hợp lý đã được lựa chọn trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Nếu buông lỏng một cách đột ngột, không có thời gian chuẩn bị cho việc thay đổi chính sách, tôi nghĩ một lần nữa chúng ta sẽ tạo nên một đợt “khủng hoảng trong chương trình KHHGĐ ngắn hạn”.

Chắc chắn không có kịch bản giống như Hàn Quốc tại Việt Nam

Có ý kiến lo ngại về việc mức sinh của Việt Nam nếu xuống thấp sẽ không vực dậy được như Hàn Quốc. Ông bình luận gì về vấn đề này?

- Đúng là Hàn Quốc và Việt Nam có những điểm tương đồng về lịch sử, trải qua chiến tranh, mức sinh cao (khoảng 6 con khi bắt đầu chương trình Dân số những năm 60). Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều nét không tương đồng với đất nước này.

21 năm sau khi bắt đầu chương trình Dân số, năm 1983, Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế. Việt Nam đạt mức sinh thay thế năm 2006, sau 45 năm (kể từ khi thực hiện chương trình DS-KHHGĐ năm 1961). Sau đó, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh chương trình KHHGĐ với thông điệp “Đất nước Hàn Quốc sẽ rất chật chội dẫu mỗi gia đình chỉ có 1 con”. Mức sinh của Hàn Quốc đã nhanh chóng lao xuống mức thấp. Năm 1996, con số này là 1,6 con. Họ làm mọi cách để vực mức sinh, nhưng bất chấp mọi nỗ lực, mức sinh vẫn chỉ dao động trong khoảng 1,2 con. Như vậy, mức sinh của Hàn Quốc lao dốc liên tiếp sau khi đạt mức sinh thay thế. Trong khi 10 năm qua, Việt Nam vẫn giữ vững mức sinh thay thế, xung quanh 2,1 con.

Ngoài ra, phải tính đến những khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội của hai nước tác động đến diễn biến mức sinh như thế nào. Đến năm 1996, 85% dân số Hàn Quốc sống ở vùng thành thị, hiện nay khoảng 95%. Còn ở Việt Nam, con số mới nhất là 33%. Hàn Quốc cũng có sự chuyển đổi mạnh về mặt tôn giáo, rất đông người dân chuyển từ truyền thống Nho giáo cũ sang đạo Thiên chúa, Tin lành… Chưa kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc nhiều năm liền đạt ở hai con số.

Tất nhiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nước châu Âu là những ví dụ điển hình về vấn đề để mức sinh xuống quá thấp sẽ không thể nào vực dậy được. Đây cũng là bài học quý báu để Việt Nam chúng ta kiên trì mục tiêu quan trọng của công tác Dân số là duy trì được mức sinh hợp lý, tức không để mức sinh giảm xuống quá thấp và cũng không để mức sinh tăng trở lại. Tôi chắc chắn sẽ không có kịch bản về mức sinh rất thấp giống như Hàn Quốc ở Việt Nam vì chúng ta đã rút được bài học cần thiết từ các nước đi trước chúng ta và sớm có những điều chỉnh phù hợp.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Ông Nguyễn Văn Tân- Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ:

 

 

Chính sách dân số tôn trọng quyền tự quyết định của người dân

“Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự quyết định trong sinh đẻ của người dân như là một phần không thể tách rời của quyền con người. Và tôi tin rằng, sẽ không bao giờ đề ra các quy định cũng như các chế tài đảm bảo thực hiện các quy định về việc người dân, các cặp vợ chồng được hoặc không được sinh bao nhiêu con. Nhưng để đảm bảo đạt được mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã, đang lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động lớn về DS-KHHGĐ, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tự nguyện chấp nhận, thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động này vì lợi ích chung và lợi ích của chính người dân”.

 

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top