Lâm Đồng: Vai trò của truyền thông trong thay đổi hành vi
GiadinhNet - Trong 50 năm qua công tác DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh những hạn chế.
Cán bộ dân số truyền thông cho các đối tượng vùng
đồng bào dân tộc. |
Cần hơn nữa những Nghị quyết, Chỉ thị…
Giai đoạn 2001-2010, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm tới công tác dân số thông qua việc ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động quan trọng trong việc tăng cường chỉ đạo công tác Dân số–KHHGĐ ở các cấp điển hình như: Chiến lược Dân số Lâm Đồng đến năm 2000; Nghị quyết số 31/-NQ/TU của Tỉnh uỷ ngày 27/06/2005... về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số-KHHGĐ. Đặc biệt, sau khi ngành dân số được sát nhập về Y tế, ngày 05/05/2009 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 255/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015; và một số văn bản về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ... Hàng năm, HĐND, UBND đều ban hành Nghị quyết, Quyết định giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh cho công tác DS-KHHGĐ.
Theo niên giám thống kê năm 2001 cho thấy tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân trong 10 năm (1991- 2001) vừa qua là 1,29%. Mỗi năm Lâm Đồng tăng thêm 10 ngàn người thấp hơn nhiều so với các thập kỷ trước đây. Tỷ lệ sinh năm 1991 trên địa bàn toàn tỉnh ở mức 33,4%o, đến năm 2000 giảm xuống còn 25,7%o; Dân số bình quân đến năm 2000 đạt ở mức 1.035.719, mật độ dân số 106 người/km2.
Có thể nói, trong 10 năm (1991 – 2000), ngành Y tế và hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp đã tích cực tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành tổ chức triển khai, thực hiện thành công Chiến lược Dân số giai đoạn 1991 – 2000; Từng bước nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu và mục tiêu đã đề ra, trong đó tập trung vào một số mục tiêu cụ thể như: Duy trì mức sinh thay thế một cách vững chắc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tòan tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và cả nước nói riêng.
Những thành tựu đáng ghi nhận
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham mưu tích cực của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, công tác DS-KHHGĐ ở Lâm Đồng trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức của nhân dân thực sự có chuyển biến rõ rệt. Ngày càng nhiều các cặp vợ chồng trong độ tuồi sinh đẻ tự nguyện áp dụng các BPTT, chấp nhận quy mô gia đình ít con, chỉ có 1 hoặc 2 con.
Trước hết phải kể đến sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể địa phương từ tỉnh đến cơ sở. Các tổ chức này có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Hội liên hiệp phụ nữ có phong trào “Tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên”; Câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, thực hiện KHHGĐ”; Đoàn thanh niên với phong trào thi đua thực hiện 3 mục tiêu “Dân số - sức khỏe - môi trường” và xây dựng các câu lạc bộ “Tiền hôn nhân” và “Gia đình trẻ”; Hội Nông dân với phong trào thi đua nông dân thực hiện 6 chuẩn mực, với mô hình câu lạc bộ “Nam nông dân 6 chuẩn mực”; Liên đoàn Lao động tỉnh theo sự chỉ đạo của Tổng liên Đoàn lao Động Việt Nam đã vận động công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân thực hiện mục tiêu cuộc vận động xây dựng quy mô gia đình nhỏ 1 hoặc 2 con, phong trào phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, ngoài ra còn động viên được những người có uy tín trong cộng đồng như: Già làng, trưởng bản, trưởng họ, các chức sắc tôn giáo… cùng tham gia. Ngành Văn hóa thông tin và Giáo dục cũng đã đóng góp nhiều công sức cho chương trình Dân số như phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa mới”; “Đưa thông tin về cơ sở”; Xây dựng tập thể trường “Không có người sinh con thứ ba trở lên”; Đưa chương trình giáo dục Dân số, giáo dục giới tính vào trường học.
Đặc biệt, các cơ quan thông tin đại chúng đã phối hợp đồng bộ với hệ thống dân số các cấp xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên sóng phát thanh, truyền hình với nhiều tin, bài, phóng sự, gương người tốt việc tốt, tập thể điển hình tiên tiến. Việc làm này có hiệu quả cao, động viên thuyết phục và cảm hóa được nhiều người, góp phần làm chuyển biến quan niệm lạc hậu, không còn phù hợp với gia đoạn hiện nay. Tất cả sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể như đã nêu trên, nó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng bộ và đây chính là nền tảng của xã hội hóa, đem lại hiệu quả cao cho chương trình DS-KHHGĐ của tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh sự phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, hệ thống DS-KHHGĐ đã xây dựng được 13 mô hình đưa chính sách DS/SKSS/KHHGĐ vào quy ước cộng đồng và 31 mô hình xã, phường hạn chế người sinh con thứ 3 trở lên đang hoạt động.
Trong số các mô hình truyền thông đã có rất nhiều mô hình đạt danh hiệu từ 3 đến 5 năm liền giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo đúng tiêu chí và được khen thưởng. Điển hình như xã Ka Đơn (Đơn Dương); xã N.Thôn Hạ (Đức Trọng)…Mô hình hạn chế người sinh con thứ 3 trở lên như: TT Lạc Dương (Lạc Dương); xã Tân Văn (Lâm Hà); Phường II (Bảo Lộc); Hà Đông (Đạ Tẻh)…
Việc triển khai các mô hình đã giúp cho người dân hiểu được tác hại của những hủ tục lạc hậu và xóa bỏ những quan niệm mê tín dị đoan trong lối sống hàng ngày. Biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, nhiều cặp vợ chồng đã tự chăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình, hạn chế số con, chăm sóc và nuôi dạy con theo phương pháp khoa học…Qua đó, đã thoát nghèo vươn lên đủ ăn và khá giả, mua sắm được các trang thiết bị phục cho cuộc sống , nhiều vùng quê từng bước được khởi sắc.
Để các nhóm đối tượng có cơ hội tiếp cận các gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ Chi cục DS-KHHGĐ hàng năm đều tổ chức từ 2 đến 3 đợt Chiến dịch đến vùng đông dân, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Qua những đợt triển khai chiến dịch đã giúp cho các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ SKSS/KHHGĐ, tăng nhanh số người áp dụng các biện pháp tránh thai từ đó góp phần nâng cao chất lượng Dân số, giảm tỷ lệ phát triển Dân số. Chính vì vậy mà việc triển khai chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đem lại những kết quả tích cực, tác động trực tiếp đến đời sống người dân tại các địa phương được triển khai Chiến dịch.
Nhờ vậy mà tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT hiện đại tăng từ 59,64% lên 71,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 16,12% xuống còn 14,09%, mức giảm sinh hàng năm giảm từ 0,5 đến 0,6%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,85% xuống còn 1,38%; Tổng tỷ suất sinh năm 2001 ở mức 2,27 (con/PN) năm 2010 giảm xuống còn 2,03 con. Nhìn vào số liệu chúng ta có thể thấy công tác DS/KHHGĐ của Lâm Đồng trong những năm qua đã đạt nhiều thành quả to lớn; Mục tiêu duy trì mức sinh thay thế vẫn được giữ vững trong 10 năm qua, tổng tỷ suất sinh giảm mạnh, Chất lượng dân số từng bước được cải thiện: Tuổi thọ trung bình của người dân được tăng lên, đạt gần 65,78 tuổi (cả nước 73 tuổi); Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT hiện đại tiếp tục tăng. Vì vậy, Lâm Đồng là một trong 63 tỉnh thành đã đạt mức sinh thay thế (2010).
Và những hạn chế
Tuy nhiên, Công tác DS-KHHGĐ của Lâm Đồng trong những năm qua còn những hạn chế nhất định. Công tác tuyên truyền, vận động chưa đa dạng và phong phú. Chưa xác định rõ các nhóm đối tượng đích, chưa phân loại từng nhóm đối tượng đặc thù để tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền mới chỉ tập trung vào giảm mức sinh, chưa chú ý đến chất lượng dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, tỷ số giới tính khi sinh và các vấn đề chăm sóc SKSS chưa được chú trọng thích đáng. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “có con trai để nối dõi tông đường”… Điều này đã làm cho mức sinh chung và sinh con thứ thứ ba trở lên ở địa bàn toàn tỉnh cao. Đặc biệt ở một số địa phương, nhất là vùng sâu, xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính vì vậy, Lâm Đồng vẫn là một trong những tỉnh tiềm ẩn nguy cơ gia tăng dân số, tỷ lệ sinh giảm chậm. Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng, đã xuất hiện ở một số địa phương, chất lượng dân số còn thấp so với cả nước.
Để công tác DS-KHHGĐ của Lâm Đồng trong thời gian tới thực sự phát huy có hiệu quả cần phải tập trung mọi nguồn lực vả đưa ra một số mục tiêu cụ thể như: Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định; khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh ở một số địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi cao; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…