Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi tim... ngừng đập?

Thứ sáu, 14:55 27/08/2010 | Sống khỏe

Khi tim ngừng đập đột ngột phải biết cách cấp cứu đúng phương pháp và kịp thời mới giúp nạn nhân vượt qua cơn hiểm nghèo.

Ảnh minh họa.

Trong môi trường có nhiệt độ bình thường, sau khi tim ngừng đập đột ngột khoảng 3 giây, thì người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt do não thiếu oxy; sau 10 đến 20 giây bắt đầu mê man bất tỉnh; sau 30 đến 45 giây thì sẽ giãn đồng tử; sau một phút sẽ tắc thở; sau 4 phút tế bào não sẽ bị tổn thương không thể cứu vãn được.
 
Do tim ngừng đập một cách đột ngột, lập tức khiến cho người bệnh mất hết cảm giác. Những người bình thường thì thời gian cấp cứu tốt nhất là khoảng trong 4 - 6 phút. Vì vậy, đối với những người tim ngừng đập đột ngột, không nên tranh thủ thời gian đưa đến bệnh viện, mà nên kịp thời cấp cứu ngay.
 
Một khi phát hiện có người bị tim mạch, nên để cho người bệnh nằm thẳng ngay tại chỗ, nhanh chóng gây nôn, để tránh tắc đường hô hấp và thức ăn chảy ngược vào phổi, gây tắc thở và viêm phổi. Nắm tay đấm vào vùng ngực của người bệnh, nhưng không nên quá mạnh và liên tục khoảng 3 - 4 lần, nhịp tim có thể sẽ được hồi phục.
 
Nếu như đấm mấy lần không có kết quả, thì phải lập tức thay bằng cách ấn mạnh vào lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Cởi cúc áo cổ và thắt lưng của người bệnh, cho nằm thẳng, bỏ gối đầu, đệm dưới bả vai, cho đầu của người bệnh ngửa ra đằng sau, sau đó làm hô hấp nhân tạo.
 
Người làm hô hấp nhân tạo, một tay mở miệng, tay kia bịt chặt mũi của người bệnh, hít một hơi dài rồi thổi hơi vào mồm của người bệnh, sau đó lấy hai tay ấn lên lồng ngực của người bệnh để giúp người bệnh hô hấp.

Thường là làm hô hấp nhân tạo phối hợp cùng lúc với ấn lồng ngực của người bệnh, cứ ấn 5 lần thì làm hô hấp nhân tạo một lần; Nếu như chỉ có một người giúp cứu chữa, vừa phải ấn lồng ngực lại phải làm hô hấp nhân tạo thì cứ ấn 15 lần lại phải nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hai lần.
 
Người bệnh nên nằm dưới đất hoặc nằm trên phản cứng hay tấm ván. Người làm hô hấp nhân tạo để tay trái ở chỗ 1/3 dưới xương lồng ngực của người bệnh, tay phải để đè lên tay trái, hai tay vắt chéo thành hình chữ thập, duỗi thẳng hai tay, rồi dựa vào trọng lượng của cơ thể ấn xuống, với tốc độ mỗi phút khoảng 60 - 80 lần, cho đến khi động mạch của người bệnh hồi phục, chú ý không nên ấn quá mạnh, sẽ làm gãy xương sườn của người bệnh.
 
Theo PNO
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 1 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 11 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 15 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 19 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 20 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Top