Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số

Thứ hai, 15:31 26/12/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng: "Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh và bền vững".

Chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Tại Hội nghị Hội nghị tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2022; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về công tác dân số của tỉnh Lào Cai diễn ra trong sáng nay 26/12/2022, ông Đỗ Sỹ Hùng - Chi cục trưởng Dân số-KHHGĐ cho biết: Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, công tác dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng dân số được cải thiện; nhiều văn bản đã được ban hành để định hướng cho công tác dân số trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 1.

Ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị

 Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, năm 2022, tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 27- NQ/TU ngày 1/7/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt đảm bảo quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào Cai bằng mức trung bình toàn quốc vào năm 2030".

Đánh giá chung về công tác dân số Lào Cai năm 2022, ông Đỗ Sỹ Hùng cho hay, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, song công tác  DS-KHHGĐ của Lào Cai cơ bản là tiếp tục thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch theo đúng lộ trình đề ra. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Ông Đỗ Sỹ Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số phát biểu tại Hội nghị.

Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được chú trọng triển khai: 100% các xã tổ chức Chiến dịch tổ chức tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số: Tư vấn về sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn sức khỏe vị thành niên/thanh niên; tư vấn sức khỏe người cao tuổi. Trong chiến dịch số lượt người tham dự là 23.474/22.261 đạt 105,45% KH; trong đó có 7/8 huyện thị xã đạt trên 100% KH; huyện Bát Xát thấp nhất đạt 96,24% KH.

Số phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh trong năm là 4.761/3.244 người, đạt 146,8% KH, trong đó phát hiện 124 trường hợp có dị tật thai nhi và các bất thường khác đã được tư vấn điều trị và đình chỉ thai nghén; 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Số trẻ được sàng lọc sơ sinh trong năm là 6.415/5.647 trẻ đạt 113,6% KH, trong đó đã phát hiện 704 trường hợp nguy cơ cao bị bệnh đã được quản lý, theo dõi, tư vấn; 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Các mô hình tư vấn khám sức khỏe trước kết hôn cho thanh niên/vị thành niên, mô hình giảm thiểu Mất cân bằng GTKS; mô hình phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết; mô hình Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; hoạt động tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản tiếp tục được triển khai với nhiều kết quả tốt.

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển

Mặc dù đạt được nhiều kết quả song công tác dân số của Lào Cai còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Nhiều chỉ tiêu quan trọng về chăm sóc, nâng cao sức khỏe còn đạt thấp so với toàn quốc. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 3.

Tuyên truyền công tác dán số ở xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn

Tuổi thọ bình quân tăng chậm, số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp; tầm vóc, thể lực và sức bền của người dân chậm được cải thiện. Tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Ý thức về chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao so với toàn quốc và có sự chênh lệch giữa các vùng. 

Tình trạng tảo hôn, sinh con sớm còn tồn tại ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào rèn luyện nâng cao thể chất người dân trong cộng đồng còn chưa rộng khắp. Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Trong khi đó, đầu tư kinh phí cho công tác dân số còn thấp so với cả nước và khu vực cũng là một trong những khó khăn lớn trong thời gian tới.

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 4.

Lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục Dân số Lào Cai chủ trì hội nghị.

Với quan điểm nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cấp ủy các cấp, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; chất lượng dân số là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh; tỉnh Lào Cai đã xác định một số mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trong giai đoạn tới: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai bảo đảm quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Quan tâm công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân, phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào Cai bằng mức trung bình toàn quốc vào năm 2030; Phấn đấu đến năm 2050, nâng cao chất lượng dân số toàn diện cả về trí lực, thể lực, bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng và cả nước. 

Để làm được điều đó, tỉnh Lào Cai cũng xác định, đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số; lồng ghép các nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số vào các hoạt động chương trình mục tiêu trên địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong công tác dân số; tập trung huy động các nguồn lực trong xã hội và sự đóng góp của người dân, cộng đồng để thực hiện nâng cao chất lượng dân số. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 5.

Công chức Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh Lào Cai tại Hội nghị

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số 64/KHUBND ngày 17/02/2022, Kế hoạch Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai năm 2022; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 31/3/2022, Kế hoạch Truyền thông các sự kiện về công tác dân số và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2022; Văn bản số 1541/UBND-VX ngày 15/4/2022 về việc triển khai thực hiện đổi Số ghi chép ban đầu về dân số năm 2022; 2 Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 04/5/2022, Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Lào Cai năm 2022; Báo cáo số 832/BC/BCSĐ ngày 21/10/2022; Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 11/8/2022, Kế hoạch nâng cao chất lượng dân số Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo số 832-BC/BCSĐ ngày 21/10/2022, Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về công tác dân số trong tình hình mới". - Tham mưu Sở Y tế ban hành: Kế hoạch số 37/KH-SYT ngày 31/3/2022 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, Kế hoạch Đổi sổ ghi chép ban đầu về dân số (Sổ A0) năm 2022; Kế hoạch số 41/KH-SYT ngày 14/4/2022, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác dân số tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 104/KH-SYT ngày 06/9/2022, Kế hoạch Ngành y tế thực hiện nghị quyết số 27- NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình số 115-CTr/ĐU ngày 10/10/2022, Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai. Văn bản số1495/SYT-NVY ngày 29/7/2022 về tham mưu thực hiện báo cáo các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng dân số tại địa phương; Văn bản số 1541/SYT-NVY ngày 05/8/2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động về tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Và các văn bản, tờ trình, báo cáo đề nghị cấp kinh phí và bổ sung kinh phí cho các hoạt động của công tác dân số-KHHGĐ.
Minh Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 11 phút trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Top