Hà Nam đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số
GĐXH - Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, công tác dân số trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng dân số được cải thiện, nhiều văn bản đã được ban hành để định hướng cho công tác dân số trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động
Nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh, Hà Nam đã có các kế hoạch cụ thể: Trình Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển ban hành kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/5/2022 về việc triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2022 trên địa bàn tỉnh; Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2292/KH-UBND ngày 26/8/2022 về việc thực hiện các Quyết định ban hành Chương trình dân số và phát triển đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng ban hành kế hoạch số 15/KH-SYT ngày 28/3/2022 hướng dẫn thực hiện công tác dân số và phát triển năm 2022; công văn số 1233/SYT-NVYD ngày 01/6/2022 về việc hướng dẫn triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2022; Kế hoạch số 39/KH-SYT ngày 29/9/2022 về việc thực hiện các Chương trình dân số và phát triển đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bà Tạ Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Nam cho biết, trong năm 2022, Chi cục đã ban hành các kế hoạch hướng dẫn thực hiện công tác dân số và phát triển năm 2022: Kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số; Kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về công tác dân số và phát triển; Kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác dân số và phát triển; kế hoạch giám sát Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2022; kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7; kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9, Ngày quốc tế Người cao tuổi 01/10 và Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10...

Bà Tạ Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ trao đổi thông tin về kỹ năng truyền thông và cung cấp hàng hóa sức khỏe sinh sản cho cán bộ Hội phụ nữ thị xã Duy Tiên
Chi cục cũng ban hành văn bản hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trước, trong và sau tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế cấp huyện về việc kiểm kê kho PTTT 01/7/2022; rà soát đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ năm 2022; triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2022. Tổ chức tập huấn kỹ năng tiếp thị xã hội sản phẩm mới trong Đề án 818 cho cán bộ phụ trách Đề án 818 cấp huyện, cán bộ chuyên trách dân số xã, phường, thị trấn và cộng tác viên dân số thôn, tổ dân phố toàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị nghiệm thu cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nội dung "Xây dựng mô hình truyền thông về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho học sinh tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam".
Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp
Thời gian qua, ngành dân số tỉnh Hà Nam triển khai đồng loạt nhiều giải pháp và đã đạt được kết quả tích cực.
Theo bà Tạ Thị Hoa, ngành dân số tỉnh Hà Nam luôn xác định đối với công tác dân số, truyền thông để thay đổi hành vi của người dân đóng vai trò rất quan trọng. Ngành dân số tỉnh Hà Nam đã phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền theo từng đối tượng, độ tuổi, vị trí công tác, với nội dung phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Cụ thể, Đoàn thanh niên với mô hình câu lạc bộ "Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân" giúp thanh niên chuẩn bị lập gia đình riêng hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe mỗi người trước khi kết hôn để đi kiểm tra sức khỏe, nhận tư vấn cần thiết từ bác sỹ trước khi kết hôn. Hội Liên hiệp Phụ nữ có các mô hình: "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan", "Phụ nữ không sinh con thứ 3". Hội Nông dân có mô hình "Nam nông dân với công tác dân số". Hội Người cao tuổi có các câu lạc bộ "Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi".
Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số: Duy trì sinh hoạt 66 Câu lạc bộ "Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi" tại 66 xã, phường, thị trấn được triển khai. Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, nâng cao vị thế người cao tuổi trong gia đình và xã hội. Duy trì hoạt động của mô hình truyền thông chuyên biệt cho VTN/TN tại các xã, phường, thị trấn đã triển khai. Duy trì sinh hoạt CLB truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và tiếp tục duy trì triển khai hoạt động "Góc thân thiện" tại 06 trường THCS thuộc 02 huyện Bình Lục và Lý Nhân.

Học sinh trường THPT B Phủ Lý tham gia Hội nghị truyền thông tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và chế độ luyện tập và vệ sinh cá nhân cho vị thành niên
Theo đánh giá của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Nam, tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng công tác dân số của tỉnh vẫn còn khó khăn, thách thức. Tỷ lệ sinh con thứ ba những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2022, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 2.372 trẻ bằng 18,1% tăng 0,6% so với cùng kỳ 2021 (năm 2021 là 17,5%). Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 có giảm nhưng không bền vững, vẫn ở mức cao. Ngoài ra, tình trạng sinh con ở tuổi vị thành niên vẫn tồn tại; nạo phá thai, nhất là trong lứa tuổi thanh, thiếu niên khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản cũng như chất lượng dân số… tuổi thọ người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh còn thấp…
Theo bà Tạ Thị Hoa, để giải quyết khó khăn, tồn tại trong công tác dân số của tỉnh, giải pháp đầu tiên và then chốt nhất vẫn là tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; luôn coi công tác dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đúng như tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành Y tế - Dân số trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động truyền thông đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp chung tay tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể, bà Tạ Thị Hoa tin tưởng công tác dân số Hà Nam năm 2023 sẽ có những khởi sắc, thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao về nâng cao chất lượng dân số.
Box: Hà Nam chú trọng đảm bảo hậu cần và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Năm 2022, Hà Nam đẩy mạnh tiếp thị phương tiện tránh thai và các sản phẩm thuộc Đề án 818. Kết quả, toàn tỉnh đã tiếp thị được 500 hộp Imuglucan, 300 hộp Cetavid DHA; 500 hộp Glucankid; 100 hộp Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi loại 400g, 100 hộp Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi loại 900g.
Các hoạt động chuyên môn khác cũng đạt kết quả cao. Năm 2022, toàn tỉnh đã vận động được 50.813 người thực hiện biện pháp tránh thai đạt 110,5% kế hoạch năm. Tỷ suất sinh là 15,04‰ (giảm 0,12‰ so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ số giới tính khi sinh toàn tỉnh năm 2022 là 110 trẻ trai/100 trẻ gái (giảm 0,2 điểm % so với năm 2021).

Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcTai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến đóng vai trò quan trọng.

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi người vợ gặp khó khăn trong việc thụ thai, ngoài những nguyên nhân do tinh trùng và trứng thì khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều bởi lối sống. Có những cách tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcDị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triểnGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.