Lò vi sóng có hại cho phụ nữ mang thai không?
Phụ nữ mang thai luôn được khuyên phải tránh xa bất kỳ loại bức xạ nào. Nhiều người e ngại sóng điện từ của lò vi sóng có thể gây hại cho thai nhi. Vậy, lò vi sóng có phải là vấn đề mà phụ nữ mang thai cần thận trọng?
Hiện nay, nhiều gia đình dùng lò vi sóng hàng ngày cho việc rã đông, hâm nóng thức ăn hay nướng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng sóng điện từ của lò vi sóng ảnh hưởng đến thai nhi và phụ nữ mang thai .
1. Lò vi sóng có ảnh hưởng đến thai nhi?

Chưa có đủ nghiên cứu cho thấy lò vi sóng ảnh hưởng đến mang thai.
Vi sóng hoạt động bằng cách sử dụng bức xạ điện từ để tăng nhiệt độ của các phân tử nước trong thực phẩm, tạo ra trường điện từ (EMF). Các nguồn EMF còn bao gồm điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Đã có mối lo ngại và tranh luận về việc tiếp xúc với EMF trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh.
Thực tế chưa có đủ nghiên cứu trên người cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa EMF lò vi sóng và các bất thường khi sinh, mặc dù một nghiên cứu vào năm 2016 đã quan sát thấy việc tiếp xúc nhiều và kéo dài với EMF có thể gây nguy cơ sảy thai. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng vẫn cần nghiên cứu thêm trên các mẫu lớn hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, khả năng rò rỉ tăng lên khi thiết bị quá cũ hoặc có cửa không khóa đúng cách hoặc có khoảng trống bị hỏng, có thể phát ra sóng có thể lên tới 12 cm và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), nếu sử dụng lò vi sóng đúng cách không gây hại cho thai nhi vì nó không phát ra nhiều bức xạ, nhưng trong trường hợp rò rỉ, tốt nhất nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và thay thế thiết bị.
FDA cho biết có rất ít lý do để lo ngại về việc lượng vi sóng dư thừa rò rỉ từ lò vi sóng trừ khi bản lề cửa, chốt hoặc vòng đệm cửa bị hỏng. FDA khuyên nên xem xét kỹ lò vi sóng và không sử dụng nếu cửa không đóng chặt hoặc bị cong, vênh, hư hỏng.
FDA cũng giám sát các thiết bị về các vấn đề an toàn bức xạ và đã nhận được báo cáo về việc lò vi sóng dường như vẫn hoạt động – trong khi cửa mở. Khi hoạt động như dự định, lò vi sóng có các tính năng an toàn để ngăn chúng tiếp tục tạo ra vi sóng nếu cửa mở. Trường hợp nếu lò tiếp tục hoạt động khi cửa mở, người tiêu dùng không thể chắc chắn 100% rằng bức xạ vi sóng không được phát ra. Vì vậy, nếu điều này xảy ra, FDA khuyến cáo nên ngừng sử dụng lò ngay lập tức.
2. Sử dụng lò vi sóng an toàn khi mang thai

Khi sử dụng lò vi sóng, mẹ bầu cần sử dụng một cách an toàn.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng khi mang thai, hãy đảm bảo rằng lò vi sóng không bị rò rỉ. Các lò vi sóng được sản xuất gần đây nhất sẽ không hoạt động nếu lớp đệm cửa bị hỏng, vì vậy các lò vi sóng đời mới hơn có xu hướng an toàn hơn.
Một số chuyên gia gợi ý rằng nếu lo lắng, chỉ cần đặt thức ăn vào lò vi sóng và tránh xa lò vi sóng để hạn chế khả năng tiếp xúc với EMF. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, sử dụng lò vi sóng trong cả giai đoạn mang thai là an toàn.
Mọi người, trong đó có phụ nữ mang thai đều phải áp dụng các quy định an toàn thực phẩm phù hợp khi nấu và hâm nóng bằng lò vi sóng. Một số loại nhựa có thể tan chảy hoặc cong vênh trong lò vi sóng, điều này có thể khiến hóa chất thấm vào thức ăn. Phải luôn sử dụng lò vi sóng với các hộp đựng thực phẩm đã được phê duyệt, như thủy tinh, gốm sứ và các loại nhựa cụ thể để tránh nguy cơ này.
Hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì đang quay trong lò vi sóng đều được nấu đủ lâu để được hâm nóng một cách thích hợp. Sau khi nấu chín, để nguội đủ. Khi thích hợp, hãy khuấy thức ăn để đảm bảo nhiệt độ đồng đều.
Cân nhắc sử dụng găng tay lò nướng để lấy bát, đĩa ra khỏi lò vi sóng để tránh bị bỏng. Khi nâng nắp, hãy tránh xa cơ thể để tránh bị bỏng do hơi nước thoát ra.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.