Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý Thái Tổ và Thăng Long: Tầm nhìn vượt thời đại

Thứ ba, 08:00 16/02/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Lịch sử của Thăng Long cho tới hôm nay đã 5 lần đổi tên, trong đó có 388 năm Thủ đô của đất Việt mang tên Thăng Long.

Đó là vào thời Lý (217 năm), Trần (171 năm) được đánh giá là một giai đoạn lịch sử phát triển thịnh vượng và bền vững nhất về kinh tế, hùng mạnh về quân sự, đồng thời mang đậm sắc thái riêng của Việt Nam trong phát triển Phật giáo, văn hóa nghệ thuật và y học. Điều đó cũng có nghĩa là việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La của vua Lý Công Uẩn đã thể hiện một tầm nhìn vượt thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho Đại Việt.
 
Sứ mệnh mở đầu

 
1000 năm trước, mùa xuân (tháng 2) năm 1010, Lý Công Uẩn - vị vua khai sinh vương triều Lý, có chuyến về thăm quê nhà ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh hiện nay). Không phải ngẫu nhiên mà chuyến đi lịch sử này được thực hiện sau khi ông lên ngôi chỉ vài tháng (Lý Công Uẩn lên ngôi vua ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, tức 21/11/1009). Theo GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch hội sử học Hà Nội, trong chuyến đi này vị Vua đã tiến hành khảo sát lại lần cuối địa điểm dự định xây dựng kinh đô mới.

Mùa thu năm Canh Tuất, (khoảng từ 13/8 đến 10/9/1010), Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra kinh phủ ở thành Đại La (Thăng Long sau này). Sử sách đã không ghi chép lại thời điểm chính xác Lý Công Uẩn tự tay thảo Chiếu dời đô, nhưng giới sử học đều tin chắc phải sau chuyến khảo sát thành Đại La, khi đã vững ngôi và đầy đủ thực quyền, Lý Công Uẩn mới có điều kiện thẩm định và thi hành ý muốn của mình.

Thế kỷ X là thế kỷ của những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ trong việc giành, giữ và khẳng định nền độc lập dân tộc (qua các sự kiện họ Khúc – họ Dương dựng nền tự chủ từ năm 905 đến 937; Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng năm 938; Lê Hoàn chống Tống lần thứ nhất năm 981...). Dồn dập các sự kiện quân sự và qua mỗi sự kiện đó cho thấy người Việt ngày càng lớn mạnh, nền tự chủ - độc lập ngày càng được khẳng định.

GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) đã tổng kết: “Các vương triều Ngô, rồi Đinh - Tiền Lê đã có công giành lại và gây dựng nền độc lập, bước đầu xác lập chính quyền Trung ương. Sứ mạng của triều Lý là xây dựng vương quốc giàu mạnh, mở ra kỷ nguyên phát triển văn minh thực sự cho đất nước”.

Tránh cái sai của tiền nhân,  học cái hay của đối thủ

Nhìn lại thế kỷ X có thể thấy, Lý Công Uẩn hiểu rất rõ sứ mạng lịch sử của mình. Trước khi nắm đại quyền, ông được các bậc trí thức Phật học uyên thâm nhất thời đó đào tạo cẩn thận, bài bản, cộng với tư chất thiên phú nên tầm nhìn khác với người thường. Sau khi lên ngôi, ông nắm bắt được yêu cầu của thời đại, hiểu rõ trọng trách đặt trên vai: Xây dựng đất nước trên quy mô lớn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hóa...Với tầm nhìn rộng, ông nhận thấy kinh đô Hoa Lư, với địa thế núi non hiểm trở đã không còn phù hợp nữa. Qua chuyến hồi hương kiểm nghiệm lại thực tế, ông đã vững tay hạ Chiếu dời đô. Các nhà sử học, văn hóa học đã không biết bao lần phân tích, ngẫm suy về Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, để rồi mỗi lúc lại nhận ra những giá trị mới.

“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”.

Vừa trải qua ngàn năm đô hộ, nhưng Lý Thái Tổ đã lấy bài học dời đô từ chính kẻ thù phương Bắc lớn mạnh, cũng như từ sai lầm của nhà hai triều đại tiền nhiệm để làm bài học cho mình. Học cái đúng từ đối thủ, học cái sai từ tiền nhân, để khẳng định dời đô là việc lớn, không thể theo ý riêng, mà phải “làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”, quả là chuyện không phải ai cũng làm được. (Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, sau này, các nhà sử học đã “minh oan” cho Đinh Tiên Hoàng khi dựng kinh đô ở Hoa Lư, bởi khi đó chính quyền Trung ương đang phải đối phó với các thế lực cát cứ trong nước và mưu đồ xâm lược của nước ngoài. Đinh Tiên Hoàng về dựng kinh thành ở quê hương, trước hết để chắc chắn lòng người ủng hộ, sau mới là lợi thế địa hình hiểm trở, tiến thoái đều thuận lợi, có thể mở rộng kiểm soát cả vùng đồng bằng. Hoa Lư là kinh đô của thời chiến, của phòng thủ và tiến công quân sự. Đó không phải là sứ mệnh của Lý Thái Tổ).

Với việc dời đô về Đại La thành, GS Phan Huy Lê còn nhận định: “Thành Đại La ở vào vị trí trung tâm của đất nước thời bây giờ, một đầu mối giao thông thủy bộ thuận tiện. Thành nằm ở phía Nam sông Nhị Hà (sông Hồng - PV), giữ vai trò như một con hào tự nhiên ngăn chặn sự tiến công từ phương Bắc xuống. Thêm nữa, qua sông Hồng, sông Đuống để có thể tỏa đi khắp hệ thống sông ngòi châu thổ, lên miền núi rừng phía Bắc, phía Tây Bắc, qua Tạc Khẩu và vùng ven biển vào miền Trung. Đại La - Thăng Long - Hà Nội là một đô thị sông - hồ, các sông Tô Lịch - Kim Ngưu nối với hồ Tây, sông Nhị và hệ thống ao hồ tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp vùng. Thành Đại La lại có núi Tản Viên, Tam Đảo án ngữ tạo thành thế đất đế vương theo quan điểm phong thủy”. 

Câu văn đắt nhất trong bài Chiếu

GS Lê Văn Lan cũng đồng tình với quan điểm trên và nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược quân sự của vị vua khai sinh vương triều Lý. Thành Đại La nằm ở bờ Nam sông Cái (sông Hồng), hướng mặt ra sông Cái. Sông Cái không chỉ là đường giao thông, thủy lợi, mà còn là chiến hào ngăn giặc phương Bắc. Lý Thái Tổ đã không chọn kinh thành Cổ Loa (mà Ngô Quyền đã từng chọn), cũng không trở về quê hương ở Châu Cổ Pháp, bởi cả hai vùng đất ấy đều ở bờ bắc sông Hồng, sẽ mất đi sự che chở của dòng sông Mẹ. Thực tế lịch sử đã chứng minh tầm nhìn ấy của vua Lý Thái Tổ còn đúng đến cả ngàn năm sau...
 
Dù Lý Thái Tổ nhắc đến thành Đại La là “đô cũ của Cao Vương”, nhưng theo sử sách thì người đầu tiên phát hiện ra vị trí “đắc địa” của khu vực Đại La thành lại chính là Lý Bí (Lý Nam Đế). Sau kháng chiến chống nhà Lương thắng lợi vào năm 542, ông đã đóng đô ở Vạn Xuân (vùng trung tâm Hà Nội ngày nay), dựng thành lũy, dựng chùa Khai Quốc.

GS Phan Huy Lê nhận xét, cống hiến lớn lao của vua Lý Thái Tổ là nhận thức được những tiền đề đó, tự tin ở sức mạnh của đất nước, ở tương lai của dân tộc để đi đến một quyết định thể hiện tầm tư duy chiến lược bao quát, nhìn xa trông rộng, đó là dời đô.

PGS. TS Vũ Văn Quân, giảng viên khoa Lịch sử, Đại học KHXH &NV Hà Nội thì đánh giá, quyết định dời đô về Đại La thể hiện sự trưởng thành về tư duy quản lý đất nước, tư duy cầm quyền dựa trên quan điểm phát triển, lấy phát triển để tạo ra khả năng phòng thủ. “Vị trí ấy, điều kiện tự nhiên và lịch sử ấy tập trung rất nhiều lợi thế để phát triển thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá số một của đất nước. Nhưng Thăng Long lại cũng có hạn chế lớn, là ở vào nơi rất trống trải giữa vùng đồng bằng, khả năng phòng thủ kém. Chọn Thăng Long làm kinh đô là để phát triển mạnh mẽ đất nước, không phải là sự đánh đổi - hy sinh yếu tố an ninh để phát triển, mà là lấy phát triển để tạo ra khả năng quốc phòng, để đảm bảo an ninh”, PGS Quân nói. Bởi thế, việc quyết định dời đô về thành Đại La còn thể hiện sự chủ động, tự tin, sẵn sàng vượt qua những bất lợi trong phòng thủ để ra “giữa khu vực trời đất”, tính kế cho muôn đời con cháu mai sau của Lý Công Uẩn.

Tuy vậy, dù đã suy tính kỹ, vị minh vương Lý Thái Tổ vẫn không quyết định một cách “độc đoán”. Trước khi đặt bút phê vào Chiếu, người lãnh đạo cao nhất của chế độ quân chủ vẫn hỏi: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”. Như sử cũ ghi lại, bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo”. Qua đây mới thấy, bài học lấy dân làm gốc thời nào cũng xem trọng.

Sinh thời, cố GS Trần Quốc Vượng đã đánh giá câu cuối của Thiên đô Chiếu là “Câu văn đắt nhất trong bài chiếu. Đó là cái thần của bài chiếu nước Việt, là một bản sắc dân tộc, một bản sắc văn hoá Việt đầu đời Lý”.

Bản Chiếu dời đô ngắn ngủi chỉ hơn 200 chữ, nhưng các hậu duệ của vua Lý Thái Tổ sẽ mãi còn phải ngưỡng vọng suy nghĩ sâu xa, tầm nhìn trác việt của vị vua có công khai sinh kinh thành Thăng Long.
 
Lý Thái Tổ là bậc vua biết mưu tính việc lớn

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ XVIII) đã nhận định, Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ như sau: “Vua Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp. Cho nên truyền ngôi hơn 200 năm, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm, nước mạnh dân giàu, có thể gọi là đời rất thịnh trị. Các vua đời sau noi theo đều gìn giữ được ngôi vua, chống chọi với phương Bắc. Lý Thái Tổ có thể nói là một bậc vua biết mưu tính việc lớn đấy!”. 

Với quyết định dời đô về thành Đại La thành của Lý Thái Tổ, nước Đại Việt đã bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ của quốc gia dân tộc. Cố GS Trần Quốc Vượng từng nhận định, Chiếu Thiên đô là một bản tuyên ngôn địa chính trị, địa - chiến lược, địa - văn hoá về Đại La, Thăng Long - Hà Nội.

Theo Việt Sử lược, “Lúc dời đô, đỗ thuyền ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, nhân đó gọi là Thăng Long”. Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, tên gọi Thăng Long vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng - Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hòa của cư dân Văn minh Nông nghiệp trồng lúa nước.

Thăng Long - Hà Nội giữ vai trò kinh đô lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc, và cũng là kinh đô có bề dày lịch sử dài nhất trên thế giới. Sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lý Thái Tổ vẫn đang được các hậu duệ của ông “tiếp bước”.
 
Khánh Linh  
Báo Gia đình & Xã hội Xuân Canh dần
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lý do bất ngờ của gã thanh niên cướp tiệm vàng ở Hải Dương

Lý do bất ngờ của gã thanh niên cướp tiệm vàng ở Hải Dương

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Tại cơ quan công an Tâm khai nhận, do bản thân mua trả góp xe máy Honda Winner X với giá 40 triệu đồng nhưng không có tiền nên đối tượng đã vào tiệm vàng nảy sinh ý định cướp để trả nợ...

Người dân cần chú ý những lỗi sau để không bị trừ điểm trên giấy phép lái xe

Người dân cần chú ý những lỗi sau để không bị trừ điểm trên giấy phép lái xe

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định rất cụ thể những lỗi sẽ bị trừ điểm trên giấy phép lái xe (GPLX), trong đó lỗi vi phạm nồng độ cồn hoặc điều khiển ô tô đi ngược chiều, đi lùi trên đường cao tốc sẽ bị trừ 10 trong tổng số 12 điểm.

'Mất kiểm soát' phương tiện, người phụ nữ 3 lần để xe máy va vào ô tô

'Mất kiểm soát' phương tiện, người phụ nữ 3 lần để xe máy va vào ô tô

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Mắc hàng loạt lỗi "sơ đẳng" khi điều khiển phương tiện, xe máy do người phụ nữ điều khiển trong khi đi trên đường đã xảy ra va chạm liên tiếp với 1 xe máy và 3 xe ô tô.

Nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, 3 người bị thương

Nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, 3 người bị thương

Thời sự - 10 giờ trước

Nhóm công nhân đang làm vệ sinh, bảo dưỡng trên tàu chở dầu ở sông Bôi (Ninh Bình) thì bất ngờ phát nổ khiến 3 người bị thương.

Ba con giáp được Thần may mắn xướng tên trong năm 2025

Ba con giáp được Thần may mắn xướng tên trong năm 2025

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Năm 2025 hứa hẹn mang đến vận may lớn về tài lộc và tình cảm cho những con giáp dưới đây.

Nhà cao tầng chìm trong 'sương mờ', Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

Nhà cao tầng chìm trong 'sương mờ', Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 3/1, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir và các trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường đều cho thấy, chất lượng không khí ở TP Hà Nội đang ở mức rất xấu. Cả thành phố chìm trong màn 'sương mờ', ô nhiễm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Không bằng thạc sĩ có được học lên tiến sĩ?

Không bằng thạc sĩ có được học lên tiến sĩ?

Giáo dục - 11 giờ trước

Nhiều người thắc mắc trong trường hợp không có bằng thạc sĩ thì có đủ điều kiện để xét tuyển hoặc học lên tiến sĩ không?

Vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, lột đồ, quay clip: Khởi tố vụ án, điều tra 3 hành vi

Vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, lột đồ, quay clip: Khởi tố vụ án, điều tra 3 hành vi

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an quận Ninh Kiều đã khởi tố vụ án để điều tra 3 hành vi liên quan đến vụ đánh ghen, lột đồ ở Cần Thơ xảy ra vào lúc 0h30 ngày 1/1.

Bắt tạm giam bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng

Bắt tạm giam bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng

Pháp luật - 12 giờ trước

Công an TPHCM vừa khởi tố bà Giáp Thị Sông Hương - chủ mái ấm Hoa Hồng, quận 12 - và một bảo mẫu của cơ sở này.

Đề án về chuyển đổi số năm 2025 của Hà Nội vừa phê duyệt có điểm gì đặc biệt?

Đề án về chuyển đổi số năm 2025 của Hà Nội vừa phê duyệt có điểm gì đặc biệt?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6785/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 về việc phê duyệt Đề án "Một số nhiệm vụ đột phá về chuyển đổi số TP Hà Nội năm 2025".

Top