Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Thứ ba, 10:31 24/09/2024 | Dân số và phát triển

Phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm? Phải làm gì khi bị mắc cúm?

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị mắc cúm?

Thông thường mắc virus cúm có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng… khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Ảnh minh họa

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Ảnh minh họa.

Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.

Bà bầu mắc cúm, các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 - 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Một số triệu chứng điển hình như:

  • Chảy mũi và nghẹt mũi.
  • Viêm họng và cảm giác khô họng.
  • Mệt mỏi và sốt nhẹ.
  • Đau nhức và mỏi cơ.

Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào nếu mẹ mắc cúm?

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi:

  • Gây rối loạn trong sự phát triển của cơ thể thai nhi và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của thai nhi cũng như nhiễm sắc thể trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Hở hàm ếch.
  • Rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.
  • Nhẹ cân.
  • Tim bẩm sinh.
  • Các thuốc điều trị cúm cũng có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến các vấn đề bẩm sinh như dị tật đầu nhỏ, tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết và không não.

Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Các biện pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ

Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đó là:

  • Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
  • Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, giàu vitamin C.
  • Uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm.
  • Dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước.
  • Xông mũi khi bị cảm cúm, để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.
  • Sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm.
  • Nên tiêm vaccine phòng cúm.
BS. Trần Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top