Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng

Thứ ba, 07:29 20/05/2025 | Gia đình

Có lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi vật vã trên bàn sinh, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những cơn co thắt dồn dập kéo đến khiến tôi nghẹt thở. Chồng tôi nắm chặt tay tôi, mắt đỏ hoe. Tôi thương chồng, thương con và thương chính bản thân mình.

Trước đó, khi tôi nhập viện, chồng đã gọi điện thông báo. Với chồng tôi chỉ đơn giản là thông báo vì suốt thai kỳ của tôi, mẹ anh chưa từng hỏi han nửa lời. 

Đúng như những gì chồng tôi đã lường trước bà chỉ lạnh lùng Tôi cố gạt nước mắt, cam chịu, chấp nhận nhưng không có nghĩa là không có chút hy vọng ở bà. 

Nhưng khi con chào đời, cả gia đình chồng im hơi lặng tiếng. Không một cuộc gọi, không một tin nhắn hỏi thăm.

Những ngày ở viện, tôi một mình xoay xở, vừa đau đớn vết mổ, vừa bối rối khi lần đầu làm mẹ. Bạn bè và người thân bên ngoại đến thăm, ai cũng ngạc nhiên: "Sao nhà chồng không ai qua chăm?" Tôi cười gượng, nói dối rằng bà bận việc, nhưng trong lòng quặn thắt.

Về nhà, tôi như rơi vào cuộc chiến không hồi kết. Con quấy đêm, tôi thức trắng. Sữa không đủ, tôi vật lộn với từng cữ bú. Chồng đi làm cả ngày, chỉ có tôi và con trong căn phòng yên lặng. Thỉnh thoảng, chồng gượng gạo nói: "Mẹ hỏi thăm cháu đấy", nhưng tôi biết đó chỉ là lời an ủi. Bà chưa bao giờ gọi trực tiếp, chưa một lần hỏi xem cháu thế nào.

Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng- Ảnh 1.

Mẹ đẻ tôi ở xa, nghe tin vội bỏ việc lên chăm cháu. Bà ôm tôi khóc: "Sao mày khổ thế này hả con ơi!" Tôi không khóc, chỉ cắn chặt môi, tự nhủ phải mạnh mẽ vì con.

Thời gian trôi qua, con tôi dần cứng cáp. Nhìn thằng bé bi bô gọi "ba", tôi nghĩ, dù sao nó cũng là cháu nội của nhà chồng. Tôi không muốn con lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương từ ông bà nội. Vì thế, dù lòng còn tủi, tôi vẫn nói với chồng: "Anh đưa con về thăm ông bà đi".

Lần đầu tiên con về nhà nội, tôi dặn chồng đủ thứ: nào quần áo, sữa, đồ chơi… nhưng bản thân tôi không đi theo. Không phải vì hận, mà vì tôi và bà có lẽ khó mà nhìn nổi mặt nhau sau quá nhiều mâu thuẫn.

Tôi nghĩ rằng bản thân mình như vậy chẳng có gì sai, thay vì hận thù, lôi con ra làm bình phong thì tôi chỉ muốn mâu thuẫn dừng lại ở người lớn. Thế nhưng làm thế nào cũng không vừa lòng được mẹ chồng mình.

Một hôm, chồng tôi về, mặt nặng trĩu. Anh ngập ngừng: "Mẹ bảo… mẹ không muốn mình đưa cháu về nữa."

Tôi ngỡ ngàng: "Tại sao?"

Chồng thở dài: "Mẹ sợ mình có ý đồ. Bảo rằng mình đưa cháu về để sau này tranh giành nhà cửa, đất đai."

Tôi đứng lặng người, như bị ai đó tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Tôi đã cố gạt bỏ quá khứ, mở lòng vì con, nhưng hóa ra, trong mắt mẹ chồng, tôi chỉ là một kẻ tham lam, toan tính?

Tôi không hiểu nổi tại sao bà lại nghĩ như vậy. Nhà chồng tôi không giàu có gì nếu không muốn nói thẳng ra chả có gì ngoài miếng đất ở quê, tôi cũng chưa bao giờ đòi hỏi gì từ họ. Tất cả những gì tôi muốn chỉ là đứa con bé bỏng của mình được nhận tình thương từ ông bà nội.

Chồng tôi cố gắng giải thích, nhưng bà nhất quyết không nghe. Bà còn nói với họ hàng rằng tôi "dụ cháu về để lấy lòng, mưu đồ chiếm tài sản".

Nhiều đêm, tôi trằn trọc, tự hỏi mình có nên cố gắng thêm lần nữa không. Hay cứ để mọi chuyện như vậy, để con lớn lên mà không có bà nội?

Tôi biết, dù có cố gắng đến đâu, cũng không thể thay đổi suy nghĩ của một người đã định kiến.

Có lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc. Tôi sẽ không cố níu kéo một mối quan hệ mà chỉ có mình mình nỗ lực. Nhưng tôi cũng sẽ không ngăn cản con được nhận tình thương từ bất kỳ ai, kể cả mẹ chồng tôi.

Nếu một ngày bà thực sự muốn gần cháu, tôi sẽ mở rộng cửa. Nhưng nếu bà vẫn khép lòng, thì cũng đành vậy… Vì trên đời này, có những thứ, dù là máu mủ, cũng không thể đánh đổi bằng sự chân thành.

Hai người thân bị "đuổi khéo" khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quêHai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê

GĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Kết hôn chớp nhoáng, người phụ nữ kiếm hơn 1 tỷ đồng trong 3 tháng

Kết hôn chớp nhoáng, người phụ nữ kiếm hơn 1 tỷ đồng trong 3 tháng

Gia đình - 3 giờ trước

Một nhóm công ty mai mối ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu, đã bị cảnh sát điều tra vì có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua những cuộc "hôn nhân chớp nhoáng".

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Từng nghĩ con cái sẽ là chỗ dựa tuổi già, đến khi mẹ qua đời, tôi đã thay đổi

Từng nghĩ con cái sẽ là chỗ dựa tuổi già, đến khi mẹ qua đời, tôi đã thay đổi

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Tôi từng tin rằng, tuổi già là lúc con cái nên có trách nhiệm chăm lo và phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng sau những mất mát liên tiếp trong đời, tôi đã thay đổi suy nghĩ và lựa chọn một lối sống hoàn toàn khác.

Lướt mạng xã hội, người đàn ông bất ngờ phát hiện vợ mình có chồng mới

Lướt mạng xã hội, người đàn ông bất ngờ phát hiện vợ mình có chồng mới

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Trong lúc lướt xem một đoạn video ngắn trên mạng xã hội, người đàn ông ở Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, bất ngờ phát hiện ra vợ mình sắp kết hôn với một người khác.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

GĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Danh sách cung hoàng đạo phát lộc đầu tư ở tuổi trung niên

Danh sách cung hoàng đạo phát lộc đầu tư ở tuổi trung niên

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi trung niên – giai đoạn chín muồi của sự nghiệp và kinh nghiệm sống – một số cung hoàng đạo nổi bật với khả năng biến những lựa chọn tài chính thành những "quả ngọt" lớn.

Con dâu mất nhẫn vàng, mẹ chồng nhận tội: Một năm sau bà qua đời để lại 1 tờ giấy khiến tất cả phải bật khóc

Con dâu mất nhẫn vàng, mẹ chồng nhận tội: Một năm sau bà qua đời để lại 1 tờ giấy khiến tất cả phải bật khóc

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Một chiếc nhẫn vàng bị mất, không ai nhận, không ai tìm ra. Cả gia đình từ hòa thuận bỗng trở nên lạnh nhạt, nghi ngờ lẫn nhau. Đến khi mẹ chồng lên tiếng nhận mình là người lấy cắp, mọi thứ mới lắng dịu.

Bố chồng ở bẩn khủng khiếp nhưng không để ai dọn hộ

Bố chồng ở bẩn khủng khiếp nhưng không để ai dọn hộ

Gia đình - 16 giờ trước

Ông sống đơn giản, tiết kiệm tới mức cực đoan và luôn cho rằng "sạch quá thành yếu ớt, bẩn chút để có sức đề kháng".

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Nuôi dạy con - 16 giờ trước

GĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Nữ giáo viên bị chồng đánh mắng, bóp cổ, tát vào đầu vì hỏi 'ăn cơm chưa' không trả lời

Nữ giáo viên bị chồng đánh mắng, bóp cổ, tát vào đầu vì hỏi 'ăn cơm chưa' không trả lời

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

GĐXH - Đang dạy học trực tuyến, nữ giáo viên bất ngờ bị chồng lao vào đánh, bóp cổ, tát tới tấp chỉ vì… không trả lời câu hỏi "ăn cơm chưa".

Top