Bố mẹ vợ mang máy đếm tiền ra kiểm kê sính lễ khiến nhà trai sững sờ
GĐXH - Khi cầm vào phong bao đỏ chú rể đưa, người dì của cô dâu có chút lăn tăn. Thấy thái độ của người dì, bố mẹ cô dâu lập tức bê máy đếm tiền trong nhà ra đếm.
Trong một đám cưới diễn ra tại Quý Châu (Trung Quốc), gia đình cô dâu họ Cao đã khiến nhà trai và khách khứa "đứng hình" khi mang máy đếm tiền ra để kiểm kê sính lễ ngay tại chỗ.
Theo phong tục địa phương, nhà trai phải mang đầy đủ sính lễ thì mới được đón dâu. Tuy nhiên, khi nhận phong bao đỏ từ chú rể, người dì cô dâu tỏ vẻ băn khoăn.
Không chần chừ, bố mẹ cô dâu lập tức bê máy đếm tiền ra, cắm điện và cho vào từng xấp tiền để kiểm tra.
Điều đáng nói, cô dâu không hề ngăn cản mà còn đứng bên phụ giúp bố mẹ.

Nhà gái mang máy đếm tiền ra đếm sính lễ trước mặt nhà trai
Mặc kệ nhà trai phải chờ đợi trong ngỡ ngàng, phía nhà gái vẫn chăm chú hoàn tất việc đếm tiền như đang làm sổ sách kế toán.
Mặc dù việc đếm sính lễ là bình thường trong phong tục cưới hỏi, nhưng việc dùng đến máy đếm tiền lại bị nhiều người đánh giá là phản cảm, thiếu tinh tế, thậm chí bị ví như đang "mua bán" chứ không phải tổ chức hôn lễ.
Sau khi đoạn video ghi lại sự việc được lan truyền, cư dân mạng chia làm hai luồng ý kiến: một bên chỉ trích nhà gái quá phô trương và không tôn trọng nhà trai, bên còn lại cho rằng hành động này là để tránh tranh cãi về tiền bạc sau cưới - dù cách thể hiện có phần cứng nhắc.
"Lẽ ra nhà trai nên chuyển phần lớn số tiền qua tài khoản cho nhà gái, chỉ để một chút tiền mặt tượng trưng trong phong bao đỏ. Như vậy thì lúc đến, nhà gái chỉ việc đếm mấy phút là xong, đâu cần phải mang hẳn máy đếm tiền ra", một người bình luận.
Người khác cho biết: "Nếu nhà gái hành động như vậy, sau này nhà trai không tôn trọng con gái họ thì cũng đừng trách ai".
"Cha mẹ thực sự yêu thương con gái sẽ không làm việc này trong ngày cưới của con. Bố mẹ của cô dâu nên xem lại cách ứng xử của họ. Cách làm này chẳng khác gì đang bán con gái cho người ta", người khác viết.
Hét giá sính lễ khiến hôn nhân như cuộc giao dịch
Trao sính lễ và của hồi môn có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Hành động này thể hiện thiện chí giữa hai bên gia đình, nhưng nay dần thay đổi khi đặt nặng vấn đề tài chính.
Giá cô dâu được đẩy cao như cách cân bằng bất bình đẳng giới, bù đắp cho gia đình có con gái phải lấy chồng có địa vị thấp kém hơn. Chúng cũng ngầm ám chỉ giá trị của cô dâu trong cuộc hôn nhân.

Khi giá cô dâu trở thành cách kiếm tiền, hôn nhân như cuộc giao dịch sẽ khiến người nghèo không đủ tiền cưới vợ, trong khi gia đình khá giả lại ra sức vật nài để giảm tiền sính lễ. Ảnh minh họa
Từ năm 2018 đến năm 2020, hai nhà xã hội học Jia Yujing và Wang Sining đã nghiên cứu về tập tục hôn nhân tại vùng nông thôn phía tây bắc Trung Quốc.
Sau nghiên cứu, chuyên gia nhận thấy việc đưa giá thách cưới phụ thuộc vào đạo đức và kinh tế của gia đình chú rể.
Theo đó, nếu gia đình chồng tương lai có điều kiện kinh tế thấp hơn vợ buộc phải trả sính lễ cao. Còn nếu họ giàu có và địa vị cao, giá thách cưới càng ít.
Một người mai mối có kinh nghiệm giải thích việc thách cưới ngày nay mang ẩn ý "ngay khi người đàn ông không còn yêu vợ, anh ta cũng phải biết quý trọng số tiền đã bỏ ra và đối xử tốt với cô ấy". Còn nếu hạ thấp giá thách cưới, cô dâu rất dễ bị đối xử tệ bạc, bố mẹ chồng coi khinh.
Nhà xã hội học Viviana Zelizer cho rằng tiền trong trường hợp này không đơn thuần là phương tiện trao đổi mà còn mang giá trị về đạo đức, xã hội và tôn giáo. Nói cách khác, định giá cô dâu như hành động mang tính nghi thức, biểu tượng, cụ thể hóa địa vị và phẩm giá của mỗi người. Bởi vậy, giá trị của sính lễ sẽ quyết định địa vị xã hội của một người, thái độ và tình cảm của hai bên thông gia.
Nhưng không phải mọi cuộc đàm phán đều suôn sẻ. Để tổ chức đám cưới cho con gái, vợ chồng ông Yan đã yêu cầu chuẩn bị sính lễ là 200.000 nhân dân tệ. Điều này khiến gia đình chàng trai không hài lòng, liên tục đòi hạ giá vì cho rằng có địa vị cao hơn đối phương.
Sau hai tuần cãi vã, hai bên đã thống nhất "đều có địa vị xã hội ngang nhau", mức sính lễ cũng giảm còn 188.000 nhân dân tệ.
Cui Shuyi, Giám đốc nghiên cứu dân số của Học viện Khoa học Xã hội Sơn Đông, cho rằng cần hạn chế những phong tục như trên.
"Khi giá cô dâu trở thành cách kiếm tiền, hôn nhân như cuộc giao dịch sẽ khiến người nghèo không đủ tiền cưới vợ, trong khi gia đình khá giả lại ra sức vật nài để giảm tiền sính lễ", ông Cui Shuyi nói.

Chàng trai 28 tuổi lấy vợ U70 gây bão dư luận 6 năm trước giờ ra sao?
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcNhiều năm trước, sau nhiều lần thất bại trong tình yêu, chàng trai trẻ 28 tuổi chấp nhận lấy người phụ nữ 65 tuổi khiến dư luận xôn xao.

Mang bầu nhưng không phải con chồng sắp cưới, cô gái vẫn bình thản nói một câu khiến tất cả 'câm nín'
Chuyện vợ chồng - 2 ngày trướcGĐXH - Đám cưới chưa kịp diễn ra, chàng trai trẻ tá hỏa khi vị hôn thê thản nhiên thông báo đang mang thai. Điều kỳ lạ là... anh chưa từng chạm vào cô.

Tôi nói mình nợ 500 triệu để thử lòng chồng cũ và không ngờ nhận được câu trả lời chấn động
Chuyện vợ chồng - 2 ngày trướcLúc ấy, Hoa rơi vào vòng xoáy do dự.

Chú rể Long An run bần bật trong đám hỏi, diễn biến sau đó khiến 2 họ bật cười
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcTrong đám hỏi, ai cũng mừng cho “cô gái tí hon” cuối cùng đã tìm được bến đỗ hạnh phúc của đời mình.

Cô gái khóc ngất giữa nhà hàng vì bị bạn trai bỏ, lý do phía sau gây tranh cãi
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcGĐXH - Khi biết được quyết định của bạn trai, cô không thể chấp nhận sự thật. Cô ngã xuống đất, suy sụp và khóc lóc thảm thiết.

Đám cưới con trai chủ tiệm vàng ở Long An gây sốt vì chi tiết thú vị
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcMột bên là “tiểu thư vựa gạo”, một bên là “thiếu gia tiệm vàng”, cặp đôi “môn đăng hộ đối” nổi tiếng với đám cưới ngập vàng.

Người đàn ông bất ngờ bị vợ bỏ chỉ vì bã cà phê
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcMột phụ nữ mới đây đệ đơn ly hôn chồng sau 12 năm chung sống vì tin "lời phán" của một phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) rằng anh này đang ngoại tình.

Quá nóng ruột muốn con trai kết hôn, ông bố làm điều đến con cũng phải 'vái lạy'
Chuyện vợ chồng - 4 ngày trướcGĐXH - Nóng lòng vì con trai chưa chịu cưới vợ, ông bố đã quyết định tự đứng ra book tiệc cưới, tuyên bố sẽ tổ chức "dù có cô dâu chú rể hay không"

Chàng trai Hà Nội lấy vợ kém 17 tuổi, ghi điểm tuyệt đối với bố mẹ vợ
Chuyện vợ chồng - 4 ngày trướcĐối với bố mẹ vợ, chàng trai Hà Nội là chàng rể tuyệt vời. Anh yêu quý họ như bố mẹ ruột của mình.

Người phụ nữ vỡ mộng sau hôn nhân: Chồng không đưa lương, không mua tủ lạnh, điều này còn kinh hoàng hơn!
Chuyện vợ chồng - 5 ngày trướcCứ ngỡ lấy chồng, người phụ nữ sẽ có người san sẻ, đồng hành cùng nhưng với câu chuyện của chị M. thì không như vậy.

Tôi nói mình nợ 500 triệu để thử lòng chồng cũ và không ngờ nhận được câu trả lời chấn động
Chuyện vợ chồngLúc ấy, Hoa rơi vào vòng xoáy do dự.