Hà Nội
23°C / 22-25°C

Màn “đột vòm” ly kỳ khắc họa chân dung tướng cướp khiến Ngụy quyền mất ăn mất ngủ

Chủ nhật, 09:15 20/10/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Trong ký ức của những người dân xứ Quảng, hơn 40 năm về trước, tướng cướp Huỳnh Đáo là cái tên gợi nên nỗi khiếp sợ xen lẫn khâm phục.

Giữa thời chiến tranh loạn lạc, Huỳnh Đáo nổi lên như một điển hình của những cá nhân bất mãn với chính quyền Sài Gòn cũ. Sau khi thực hiện hàng loạt phi vụ chấn động giới cầm quyền lúc bấy giờ, tên tuổi Huỳnh Đáo thực sự trở thành nỗi ám ảnh của chính quyền, thậm chí được người đời xưng tụng bằng biệt danh “Bạch Hải Đường xứ Quảng”.
 
Tuổi thơ cơ cực, từng bị bắt đi lính và trốn lính rồi sau đó trở thành một tướng cướp với nhiều phi vụ độc đáo. Những bí mật về cuộc đời và những hành động của Huỳnh Đáo được hé mở từ những câu chuyện tưởng chừng như giai thoại được thêu dệt nên từ chính những người dân và đàn em thân cận một thời.
 
Màn “đột vòm” ly kỳ khắc họa chân dung tướng cướp khiến Ngụy quyền mất ăn mất ngủ 1
Chân dung Huỳnh Đáo vẽ lại qua lời miêu tả của ông Trần Bảo.
 
Từ cậu bé chăn trâu đến việc nhiều lần đào ngũ

Chúng tôi mất một thời gian khá dài để tìm gặp ông Huỳnh Nhượng (ở Kỳ Thịnh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ngày nay). Ông Nhượng là anh em bà con lớn lên cùng với Huỳnh Đáo nên biết rõ gia cảnh tướng cướp lừng danh này thuở ấu thơ. Ông nhượng kể, tuổi thơ của Huỳnh Đáo là những chuỗi ngày vô cùng cực nhọc.
 
Từ tấm bé, Huỳnh Đáo chưa từng biết cha mình là ai. Trong căn nhà ẩm thấp, xập xệ ở vùng đất bán sơn địa tỉnh Quảng Tín ngày ấy (một tỉnh cũ ở ven biển Trung bộ), Huỳnh Đáo chỉ biết đến người mẹ khắc khổ. Huỳnh Đáo sống với mẹ trong một căn nhà tranh vách đất tồi tàn nhất xóm. Ông Huỳnh Nhượng cho biết: “Tôi không nhớ rõ mẹ của Huỳnh Đáo là bà Huỳnh Thị Tẩm hay Huỳnh Thị Thẩm nữa. Thời gian đã quá lâu rồi. Nhưng một điều chắc chắn, Huỳnh Đáo mang họ mẹ bởi người cha đã phụ bạc hai mẹ con họ ngay từ khi Huỳnh Đáo còn đang trong bụng mẹ!”

Để mưu sinh, Huỳnh Đáo đi chăn trâu cắt cỏ thuê cho nhà người khác, còn bà Huỳnh Thị Thẩm (hay Tẩm) đi cày thuê cuốc mướn, đi mót lúa chét, đi mò cua bắt ốc nuôi sống hai mẹ con qua ngày. Thi thoảng, Huỳnh Đáo được ghé qua trường học chữ và học võ nghệ từ ông Huỳnh Thám, thường được gọi là Sở Thám. Chẳng biết có phải nhờ năng khiếu trời phú, nhưng chỉ gần hai năm học, cậu bé chăn trâu Huỳnh Đáo đã lĩnh hội được nhiều “ngón tủ” từ thầy Sở Thám làm vốn cho riêng mình.

Tuổi thơ của Huỳnh Đáo là những tháng ngày buồn, cộng thêm ảnh hưởng thời cuộc biến loạn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến trí não của nhân vật này. Đặc biệt, năm Huỳnh Đáo 17 tuổi, bà Huỳnh Thị Thẩm (hay Tẩm) vì lao lực nên sinh bệnh mà chết. Hình ảnh về người cha qua những lời bàn tán, châm chọc của người lớn xung quanh là một người đàn ông xấu xa, phụ bạc khiến Huỳnh Đáo bị mặc cảm nặng nề. Vì tâm tư ấy, cậu bỏ làng ra đi, bắt đầu cuộc đời ngang dọc như một kẻ bụi đời “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Thời gian ấy, Huỳnh Đáo cũng thường tỏ ra ngang ngạnh, sống bất tử và thường đi lại với nhiều đám giang hồ bất hảo. Có lẽ cũng chính từ đây, Huỳnh Đáo nhận thức đầy đủ về cuộc sống hiện tại của mình. Để rồi những năm sau đó, Huỳnh Đáo trở thành một “tướng cướp khét tiếng của xứ Quảng” thời bấy giờ.

Chúng tôi tìm đến ông Trần Bảo (biệt danh Bảo “đen”, 62 tuổi, trú tại khu vực Dưỡng Sơn, hiện là phường An Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng nam), người được Huỳnh Đáo tin tưởng như cánh tay phải đắc lực. Nhắc đến Huỳnh Đáo, ông Bảo cho biết vẫn còn nhiều những uẩn khúc chưa được làm rõ và sự thật của cuộc đời Huỳnh Đáo. Bản thân ông Trần Bảo cũng là một lính đào ngũ cùng lần với Huỳnh Đáo lúc bấy giờ. Sau này gặp nhau, hai người trở nên thân thiết. Chính ông cũng đã nhiều lần chứng kiến những “vụ cướp” nổi tiếng của Huỳnh Đáo thời ấy.
 
Năm 1969, lúc ấy, Huỳnh Đáo đã ba mươi tuổi và nhiều lần bị gọi vào nghĩa quân (lính địa phương lúc bấy giờ), sau đó bị gọi gia nhập địa phương quân. Nhưng chỉ được chừng một tháng, Huỳnh Đáo lại đào ngũ. Chính quyền Ngụy hồi ấy luôn đau đầu vì có một tên lính liên tục đào ngũ nhưng không làm gì được, bởi Huỳnh Đáo luôn lẩn trốn, lại giỏi võ nghệ. Một mình Huỳnh Đáo có thể tay không đấu với 5 tên lính khác. Chính vì thế, sau khi dùng võ lực bất thành, chính quyền Ngụy ra sức dùng kế vận động, mong Huỳnh Đáo quay lại hàng ngũ. Nhưng tận mắt chứng kiến những việc bất nhân, bất nghĩa như đi càn quét, tàn hại dân lành của giặc, Huỳnh Đáo quyết không tuân theo.
 
Phi vụ “lấy số” khó tin

Ông Trần Bảo kể: “Huỳnh Đáo là một người cao gầy, luôn trầm ngâm ít nói nhưng hành động quyết đoán. Chỉ những lúc buồn nhất, ông mới uống rượu và tâm sự đôi điều rất nhỏ với tôi (!)” Lúc ấy, đời sống của những binh lính đào ngũ cực kỳ khó khăn, họ không có chỗ để nương tựa vì chẳng thể về lại quê nhà. Để có thể tồn tại được, một bộ phận phải trốn chui trốn lủi trước sự truy lùng gắt gao của chính quyền Ngụy. Huỳnh Đáo thì khác, bằng số tiền “cướp” được của chính những tên tướng tá Ngụy quyền, Huỳnh Đáo có thể bỏ tiền để trốn quân dịch và sống một cách đàng hoàng.
 
Ông Trần Bảo kể lại, khi ấy không còn tiền để ăn, Huỳnh Đáo dặn anh em đứng cảnh giới bên ngoài rồi một mình lẻn vào tầng hai nhà của một thiếu tá Ngụy lấy được 2000 đồng. Sau khi lấy được số tiền, trước khi rút đi, Huỳnh Đáo còn “cẩn thận” để lại một bức thư. Không ai biết trong bức thư ấy đã viết gì, nhưng chỉ biết rằng viên thiếu tá Ngụy khi biết bị mất một khoản tiền lớn cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Có tiền, Huỳnh Đáo chia cho anh em mỗi người một ít trang trải qua ngày.
 
Màn “đột vòm” ly kỳ khắc họa chân dung tướng cướp khiến Ngụy quyền mất ăn mất ngủ 2

Ông Trần Bảo, một "đàn em" thân cận của Huỳnh Đáo còn sống tại Tp Tam Kỳ. Ảnh: T.G


Cũng từ phi vụ đó, tên tuổi Huỳnh Đáo bắt đầu được nhắc đến trong giới giang hồ xứ Quảng lúc bấy giờ. Nhiều đối tượng bất hảo thời ấy cũng ngầm tôn sùng cái tên Huỳnh Đáo. Bởi lẽ, việc đột nhập vào nhà sỹ quan Ngụy là một điều vô cùng khó khăn, do luôn có lính gác vòng trong vòng ngoài, chỉ cần thấy người lạ đột nhập là có thể bắn hạ không cần xét hỏi.
 
Chính việc Huỳnh Đáo đi vào nhà tên thiếu tá Ngụy như đi vào chốn không người khiến nhiều người đồn thổi những chuyện ly kỳ về tướng cướp này. Trong đó, nhiều giai thoại còn thêu dệt Huỳnh Đáo có thể “tàng hình” vào nhà người khác lấy đồ mà không ai biết(?) hay chỉ cần nhảy một bước là vọt qua nóc nhà, đi trên nóc nhà này qua nóc nhà khác nhẹ nhàng như không… Thực hư những giai thoại thì chưa ai kiểm chứng được, nhưng việc Huỳnh Đáo làm điên đảo cả hệ thống cầm quyền là có thật, đến nỗi, Tỉnh trưởng Quảng Tín thời ấy là đại tá Hoàng Đình Thọ cũng phải kiêng dè sau nhiều lần tổ chức ám sát, cũng như huy động lực lượng truy bắt mà vẫn không được…

Những vụ cướp ban đầu của Huỳnh Đáo chỉ đơn thuần là việc kiếm cái ăn, không khác gì một tên giang hồ thảo khấu, một tên cướp đường đầy rẫy thời bấy giờ. Nhưng có khác chăng, cách trấn cướp của Huỳnh Đáo được huyền thoại hóa, khiến nhiều người nghe tiếng cũng phải tái mặt. Nhưng chính những vụ cướp của bọn tướng tá Ngụy quyền sau này của Huỳnh Đáo để chia cho người dân nghèo đã khiến tên tuổi tướng cướp này trở thành huyền thoại trong lòng người dân nơi đây.        
 
Từng mơ vào giảng đường đại học

Ông Trần Bảo cho biết: “Trong những lời đồn đại, người ta thường nhắc đến một kẻ lỳ lợm và táo bạo, mà quên mất rằng, tướng cướp Huỳnh Đáo cũng đã từng mơ ước một lần được bước chân vào giảng đường đại học (!)” Mặc dù thường xuyên bị gọi vào nghĩa quân, địa phương quân nhưng Huỳnh Đáo lại rất thích đi học. Nhiều lần ông Bảo thấy Huỳnh Đáo đi qua đi lại trước trường Dục Trí để mon men xin vào học, nhưng không được. Chính vì thế Huỳnh Đáo đã rất thất vọng, và đó chính là động cơ để tướng cướp khét tiếng này “quậy phá” chính quyền Ngụy hồi bấy giờ.
 
Kỳ tới: Những phi vụ chấn động đưa tên tuổi Huỳnh Đáo thành huyền thoại
 
Tiêu Dao
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 32 phút trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 1 giờ trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 2 giờ trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dông tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực trên cả nước, Trong đó Bắc Bộ có mưa cả tuần, cao điểm mưa lớn từ ngày 22-25/5. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.

Top