Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất bao lâu để chúng ta tiêu hóa thức ăn?

Thứ bảy, 08:04 17/07/2021 | Sống khỏe

Thời gian tiêu hóa thức ăn khác nhau giữa nam và nữ. Sau ăn, phải mất khoảng 6 - 8 giờ để thức ăn đi qua dạ dày và ruột non. Thực phẩm sau đó đi vào ruột già để tiếp tục tiêu hóa, hấp thụ nước và loại bỏ thức ăn khó tiêu.

1. Mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn?

Nhìn chung, quá trình tiêu hóa thức ăn mất khoảng 24 đến 72 giờ để di chuyển qua toàn bộ đường ống tiêu hóa. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào số lượng và loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Bên còn đó, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, quá trình trao đổi chất và liệu bạn có bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào có thể làm chậm hoặc tăng tốc quá trình tiêu hóa hay không.

Ban đầu, thức ăn di chuyển tương đối nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Trong vòng 6 đến 8 giờ, thức ăn đã di chuyển qua dạ dày, ruột non và ruột già.

Khi đã ở trong ruột già, thức ăn được tiêu hóa trong bữa ăn có thể nằm tại đây hơn một ngày và tiếp tục được hấp thu, phân giải.

Phạm vi bình thường cho thời gian vận chuyển đi qua toàn bộ ruột như sau: đi qua dạ dày (2 đến 5 giờ), quá trình đi ruột non (2 đến 6 giờ), đi đến qua đại tràng (10 đến 59 giờ) và vận chuyển toàn bộ ruột (10 đến 73 giờ).

Tốc độ tiêu hóa cũng phụ thuộc vào bản chất của thức ăn. Thịt và cá có thể mất tới 2 ngày để tiêu hóa hoàn toàn. Các protein và chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử phức tạp nên mất nhiều thời gian hơn để cơ thể phân giải.

Mất bao lâu để chúng ta tiêu hóa thức ăn? - Ảnh 1.

Mỗi loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau

Ngược lại, trái cây và rau quả do có nhiều chất xơ nên có thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa trong vòng chưa đầy một ngày. Trên thực tế, những thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Loại thực phẩm nhanh được tiêu hóa nhất là các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt có đường như kẹo. Cơ thể có thể tiêu hóa chúng trong vòng vài giờ nên khiến bạn đói trở lại nhanh hơn.

2. Điều gì xảy ra trong quá trình tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình cơ thể phá vỡ và phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Bất cứ cái gì còn sót lại sau khi quá trình tiêu hóa kết thúc thì được gọi là chất thải và cơ thể sẽ loại bỏ các chất này.

Hệ thống tiêu hóa của bạn được tạo thành từ năm phần chính: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già

Đây là những gì xảy ra sau khi bạn ăn thức ăn:

- Khi nhai, các tuyến trong miệng của bạn sẽ tiết ra nước bọt. Chất lỏng này chứa các enzyme phá vỡ tinh bột trong thức ăn và kết quả là tạo một khối bột nhão gọi là bolus để dễ nuốt hơn.

- Sau khi nuốt, thức ăn di chuyển xuống thực quản, đây là đường ống nối giữa miệng với dạ dày. Khi sắp tới dạ dày, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để cho thức ăn di chuyển vào dạ dày.

- Axit trong dạ dày sẽ phá vỡ thức ăn nhiều hơn so với miệng, tạo ra một hỗn hợp nhão thấm dịch dạ dày và thức ăn được tiêu hóa một phần. Hỗn hợp này tiếp tục di chuyển đến ruột non.

Mất bao lâu để chúng ta tiêu hóa thức ăn? - Ảnh 2.

Axit trong dạ dày giúp phá vỡ thức ăn nhiều hơn

- Trong ruột non, tuyến tụy và gan cũng cung cấp thêm dịch tiêu hóa vào hỗn hợp thức ăn từ dạ dày xuống. Dịch tiêu hóa từ tụy giúp phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein. Dịch mật từ túi mật giúp hòa tan chất béo. Vitamin, các chất dinh dưỡng khác và nước di chuyển qua các thành của ruột non để đi vào máu. Các phần thức ăn chưa tiêu hóa sẽ tiếp tục di chuyển đến ruột già.

- Ruột già hấp thụ số lượng nước và các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn. Cuối cùng thức ăn trở thành chất thải rắn, được gọi là phân.

- Trực tràng lưu trữ phân cho đến khi bạn đã sẵn sàng để đi đại tiện.

3. Vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra

Một số bệnh lý có thể làm gián đoạn tiêu hóa và gây ra một số triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, cụ thể như sau:

- Trào ngược axit xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Điều này dẫn đến axit từ dạ dày đi lên thực quản và gây ra triệu chứng ợ nóng.

- Bệnh celiac liên quan đến hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công và làm hỏng ruột khi người bệnh ăn phải thức ăn có chứa thành phần gluten.​​​​​​

Mất bao lâu để chúng ta tiêu hóa thức ăn? - Ảnh 3.

Bệnh celiac sẽ làm hỏng ruột người bệnh khi ăn thức ăn chứa gluten

- Táo bón xảy ra khi nhu động ruột ít hơn bình thường. Dẫn đến khi đi đại tiện, phân cứng và khó ra ngoài hơn bình thường. Táo bón gây ra các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng.

- Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các bệnh lý này gây ra tình trạng viêm mạn tính trong ruột nên có thể dẫn đến loét, đau, đi ngoài ra máu, giảm cân, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

- Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, nhưng không liên quan đến ung thư hoặc các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.

- Không dung nạp Lactose có nghĩa là cơ thể người bệnh thiếu enzyme cần thiết để phá vỡ đường có trong các sản phẩm sữa. Khi người bệnh uống sữa, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy.

Thực phẩm nào có thời gian tiêu hoá lâu nhất

Ta đã biết trong các nhóm thực phẩm, có nhóm sẽ tiêu hóa nhanh và có nhóm sẽ mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa hết. Như vậy, đâu là nhóm có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn và đâu là nhóm có tốc độ tiêu hóa chậm hơn? Câu trả lời có thể khiến nhiều người bất ngờ.

- Thịt: thuộc nhóm cung cấp chất đạm cho cơ thể. Theo đó, thịt, cá cũng như những thực phẩm thuộc nhóm đạm khác sẽ mất khoảng từ 12-24 giờ để tiêu hóa. Nguyên nhân vì chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.

Mất bao lâu để chúng ta tiêu hóa thức ăn? - Ảnh 4.

- Trái cây: có thể mất khoảng từ 2 - 5 giờ để tiêu hóa. Trên thực tế, đây được coi là thực phẩm nhuận tràng.

- Mì ăn liền: Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40-50g), chất béo (khoảng 10-13g) và chất đạm (khoảng 6,8g). Về bản chất, mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ để thực hiện quá trình tiêu hóa tiếp theo. Và theo cơ chế tiêu hóa này, việc mì ăn liền tồn tại đến 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều hoàn toàn bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Vì thế bạn không cần phải lo lắng về việc mì ăn liền khó tiêu. Thay vào đó, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, tăng cường nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo Người đưa tin

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 12 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 14 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top