Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ bò lết nhặt than nuôi con học giỏi

Thứ hai, 07:16 10/11/2014 | Gia đình

GiadinhNet - Sinh ra với đôi tay, đôi chân không lành lặn, trí tuệ không minh mẫn, gần 30 tuổi, chị mới nương tựa vào một người đàn ông thông qua mai mối. Nhưng khi chị bụng mang dạ chửa, người đàn ông ấy lại bỏ đi theo người đàn bà khác. Để mưu sinh và nuôi con ăn học, hàng ngày, chị bò lết từ nơi này đến nơi khác nhặt những viên than cháy chưa hết bán lấy tiền. Đổi lại, niềm hạnh phúc luôn ngập tràn trong chị là đứa con ngoan ngoãn năm nào cũng đạt học sinh giỏi.

 

Chị Hồ Thị Lĩnh và tấm giấy khen (ảnh nhỏ) của cậu con trai Hồ Văn Sơn. 	Ảnh: P.B
Chị Hồ Thị Lĩnh và tấm giấy khen (ảnh nhỏ) của cậu con trai Hồ Văn Sơn. Ảnh: P.B

 

Bụng bầu nuốt nước mắt nhìn chồng theo người khác

Ngôi nhà của vợ chồng ông Hồ Văn Bưởi và bà Nguyễn Thị Mạn (65 tuổi) nằm ở cuối con đường  thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Trong ngôi nhà lụp xụp, nghèo nàn đó, trên những bức tường hoen ố, bong tróc vôi vữa là đầy những tấm giấy khen của đứa cháu ngoại Hồ Văn Sơn năm nay vừa tròn 10 tuổi.

Con gái ông, cũng là mẹ của cậu bé học giỏi đó là chị Hồ Thị Lĩnh, năm nay 38 tuổi, bị dị tật bẩm sinh cả chân lẫn tay. Nhưng tấm lòng yêu con, thương con, chăm con thì không ít người nể phục chị.

Ông Bưởi kể lại, ông đã từng tham gia chiến đấu “vào sinh ra tử” trong nhiều chiến dịch ở Quảng Nam và Đường 9 - Nam Lào… Đến năm 1970, do sức khỏe suy giảm, ông trở về quê hương rồi lập gia đình. Nhưng hạnh phúc của vợ chồng ông không trọn vẹn, sinh được bốn người con (1 trai, 3 gái) thì người con cả và con út (chị Lĩnh) bị tàn tật cả thể chất lẫn trí tuệ.

Ông Bưởi nghẹn ngào: “Khi sinh ra Lĩnh chỉ nặng 2kg, người yếu ớt, chân tay cong vẹo, khóc không thành tiếng. Đến 5 tuổi Lĩnh vẫn nằm không thể đứng lên được. Nhìn đứa con chính mình sinh ra bị như vậy có cha mẹ nào không thương, không muốn chữa chạy. Nhưng ngặt nỗi gia đình nghèo quá, cơm không có mà ăn lấy tiền đâu chữa trị cho con. Bây giờ nhìn vào thì nó như người bình thường, nhưng khi thời tiết thay đổi hoặc thỉnh thoảng bị co rút dây thần kinh, tay chân nó cử động không được, phải bò lết để di chuyển”.

Khi trưởng thành, 3 người con lớn đều tìm được hạnh phúc riêng. Người con cả dù tàn tật nhưng cũng lấy được người vợ cùng xóm và ra ở riêng. Hai con gái tiếp theo  lấy chồng, vào Nam sinh sống. Riêng chị Lĩnh, do bị bệnh tật, lại không được “bình thường” nên không ai để ý. Mãi tới năm 28 tuổi, khi vào Nam sống cùng người chị thứ hai, nhờ sự mai mối, chị mới kết hôn với một người đồng hương ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) cũng vào Nam lập nghiệp.

Theo lời của chị Lĩnh, do mình bị tàn tật, nhà nghèo nên ban đầu nhiều người bên đằng nội phản đối chuyện hôn nhân. Nhưng người đàn ông này vẫn quyết tâm cưới chị làm vợ. Cứ tưởng cuộc đời chị đã bước sang một ngã rẽ khi có người yêu thương, đồng cảm thì bất ngờ người chồng “bỏ đi không nói một lời”.

“Sau gần một năm chung sống, khi cái thai trong bụng đã lớn, chờ đến ngày sinh thì chúng tôi về quê thăm gia đình. Trong những ngày tôi ở bên ngoại thì anh ấy về hẳn bên nội ở luôn. Biết người ta đã không còn thương mình nữa, tôi xin phép bố mẹ ở lại để sinh con. Sau một thời gian, tôi biết anh ấy đã gặp và cưới một người đàn bà khác cùng quê”, chị Lĩnh buồn bã kể lại.

Lấy họ mẹ khai sinh cho con

“Mất chồng”, bụng mang dạ chửa, nỗi đau chồng chất nỗi đau, căn bệnh của chị đang có dấu hiệu hồi phục nay trở nặng thêm. Đã thế, tai tiếng mà làng xóm dị nghị càng khiến chị và bố mẹ thêm buồn rầu.

Đứa bé sinh ra không có bố, chị lấy họ của mẹ đặt cho con. Khi đứa con đã cứng cáp, chị cũng làm hồ sơ nộp vào các công ty gần đó xin làm công nhân nhưng chẳng nơi nào nhận. Vì chị bị tàn tật, đi lại chẳng còn vững thì làm nên nỗi việc gì. Nhiều lúc chán nản, nhưng nhìn vào con, chị lại gắng gượng để sống.

Sức khỏe yếu, làm nông nghiệp giúp bố mẹ cũng không nổi, chị ở nhà quanh quẩn với con gà, con vịt. Rồi “trong cái khó, ló cái khôn”, chị thấy những bãi xỉ than mà các nhà máy đổ ra còn nhiều than chưa cháy, vậy là chị mang bì, mang rổ ra đó nhặt, mang về bán cho các hộ dân xung quanh. “Những ngày đầu chưa có ai theo mình thì nhặt được khoảng 10kg, bán được mấy chục nghìn. Tuy không kiếm nhiều tiền nhưng giúp được bố mẹ phần nào về kinh tế”, chị Lĩnh nhớ lại.

Cứ như vậy suốt nhiều  năm liền, dù trời mưa hay nắng, chị Lĩnh vẫn lê từng bước đến nơi người ta đổ xỉ than để nhặt nhạnh từng mẩu thừa đem bán. Rồi người ta thấy chị “kiếm được tiền” cũng đi theo. Nhặt mãi cũng hết, từ khu vực xung quanh nhà, giờ đây chị phải đi những nơi khác cách nhà 5, 6km. Đôi chân tật nguyền nên khi đi làm chị phải xin ngồi cùng xe những người “đồng nghiệp” khác.

“Hôm nào có người đi cùng thì mình nhờ họ chở giúp, còn không thì bố mẹ ra chở về. Nhiều lúc bệnh tật tái phát, chân đứng không vững, tay không cầm nổi chiếc bao đựng xỉ than nên tôi phải lê, bò từng bước. Có hôm trời mưa rất to, chỉ có mình đi làm, do đường trơn nên tôi ngã nhào xuống ruộng. Trong lúc loay hoay chưa biết làm thế nào và đối diện với sự sống chết thì có người bắt gặp và cứu giúp”, chị Lĩnh nhớ lại.

Sau lần suýt chết đó, chị Lĩnh vẫn tiếp tục công việc mà bao năm qua chị vẫn làm để kiếm thêm những đồng tiền ít ỏi mua bút, sách cho con. Nhắc đến cậu con trai duy nhất Hồ Văn Sơn, chị Lĩnh ngậm ngùi cho biết: “Cũng chỉ vì tôi mà cháu nó phải khổ. Hạnh phúc thì đổ vỡ, con sinh ra không có cha, nhà thì nghèo. Nhìn thấy những đứa trẻ khác có cha mẹ đưa đón đi học, về nhà nó khóc hỏi cha đâu rồi, tôi đành nén nước mắt nói cha đi công tác xa chưa về”.

Nhìn đứa cháu ngoại thông minh, ngoan ngoãn, ông Hồ Văn Bưởi tâm sự: “Hoàn cảnh như vậy nên cháu không bao giờ đòi hỏi gì cả, rất thương mẹ, cố gắng học hành. Năm nào cháu cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đó là nguồn động viên rất lớn cho gia đình”.

Ông Bưởi chỉ vào góc học tập của Sơn, nơi có cái bàn nhỏ xíu, cũ kỹ cùng với mấy cuốn vở, cuốn sách phai màu. Nhưng vượt lên hoàn cảnh, Sơn vẫn luôn là học sinh giỏi, không phụ công chăm sóc của người mẹ tật nguyền.

 

Cô Phạm Thị Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, Trường Tiểu học Gia Xuyên (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), nơi cháu Hồ Văn Sơn đang học cho biết: “Ở lớp, Sơn là một học sinh ngoan ngoãn, hăng say phát biểu và rất thông minh. Tuy hoàn cảnh gia đình như vậy nhưng cháu luôn là một trong những học sinh gương mẫu, biết vượt lên hoàn cảnh và nằm trong nhóm học giỏi của lớp”.

Lê Nhung

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Gia đình - 4 giờ trước

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gia đình - 11 giờ trước

Khoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

GĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Từ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Con gái vỡ òa báo tin tìm thấy mẹ mất tích khi đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội

Con gái vỡ òa báo tin tìm thấy mẹ mất tích khi đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội

Gia đình - 1 ngày trước

Nhờ sự lan tỏa của cơ quan truyền thông, mạng xã hội, người mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi mất tích đã có cuộc đoàn tụ đầy bất ngờ với người thân.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

Mẹ đơn thân 50 tuổi kết hôn với bạn học cũ của con trai gây xôn xao

Mẹ đơn thân 50 tuổi kết hôn với bạn học cũ của con trai gây xôn xao

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 2 thập kỷ làm mẹ đơn thân, ở tuổi 50, chị Xin đã nên duyên và mang thai với chồng trẻ người ngoại quốc là bạn học cũ của con trai mình.

4 cung hoàng đạo hạnh phúc với cuộc sống độc thân

4 cung hoàng đạo hạnh phúc với cuộc sống độc thân

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Do đặc điểm tính cách mà một số cung hoàng đạo cảm thấy khó khăn trong việc tìm được điểm chung hay sự thấu hiểu từ người khác. Điều này khiến họ dễ lựa chọn độc thân thay vì cam kết trong một mối quan hệ tình cảm.

Top