Mẹ già 73 tuổi đến nhà con gái dưỡng lão nhưng ngậm ngùi về quê chỉ sau 3 tháng vì khúc mắc với con rể: "Đây là một quyết định sai lầm!"
Trước đây, mỗi lần tan ca về nhà, con rể thấy tôi liền chào hỏi vài câu, nhưng về sau thì cứ đi qua như không nhìn thấy, nói chuyện cộc lốc, chỉ “ừm” và “ờ”.
Đến một giai đoạn nhất định, người già đều cần đến sự chăm sóc của con cháu. Có người không có con trai mà chỉ có con gái, muốn con chăm lo mình thì đương nhiên phải cần sự đồng ý của con rể, nếu con đã kết hôn và có cuộc sống riêng. Cũng giống như trường hợp của cụ bà họ Tô 73 tuổi này.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bà Tô quyết định đến nhà con gái để an hưởng tuổi già, nhưng chưa được ba tháng thì ngậm ngùi về quê.
Bà Tô kể:
Trước giờ tôi luôn là người tự lập, ông nhà mất hơn hai mươi mấy năm, tôi vẫn sống một mình ở quê. Nhưng già đi, sức khỏe yếu dần, tôi cảm thấy rất cô đơn và bất lực.
Thời gian gần đây sức khỏe sa sút, thường tức ngực và khó thở. Tôi nghĩ rằng bản thân có thể nhắm mắt xuôi tay bất cứ lúc nào, lo sợ không thể nhìn mặt con gái lần cuối.
Thế là tôi nghĩ: Hay là mình đến nhà con gái dưỡng già, gần gũi với con cái thì cuộc sống cũng tiện hơn.
Vả lại, trong tay tôi còn khoản tiết kiệm hơn 30 triệu đồng nên có thể thoải mái phụ giúp con một vài chi phí.
Tôi đã gọi điện thoại hỏi ý kiến con gái và con rể. Con gái luôn lo lắng tôi sống ở quê một mình nên khi nghe tôi nói chuyện này thì lập tức đồng ý. Con rể cũng sẵn lòng chào đón mẹ vợ đến sống cùng vì trước giờ tình cảm giữa chúng tôi cũng rất tốt.
Không muốn hai con nghĩ mẹ già là gánh nặng nên tôi đã chủ động chịu trách nhiệm đi chợ nấu cơm mỗi ngày. Con đi làm về cũng có ngay cơm nóng mà ăn.
Con rể cảm ơn tôi rất nhiều vì nhờ có mẹ ở cùng và nấu cơm nên hai vợ chồng không còn vội vàng, cập rập mỗi khi đi làm tan sở. Thế nhưng không lâu sau, tôi phát hiện con rể dần lạnh nhạt với tôi hơn trước.
Sống ở quê lâu năm, tôi thật sự rất dở trong việc nhớ địa chỉ và xác định phương hướng, bình thường cũng không thích nói chuyện.
Sau khi đến thành phố sống với các con, ngoài lúc đi chợ nấu cơm thì đa phần tôi đều ở nhà nghe nhạc trên đài và bật tivi xem hát kịch.
Con rể tan làm về nhà, có khi nằm trên sô pha xem tivi, có khi lại chơi game trong phòng sách.
Đang yên đang lành, bỗng một ngày con gái nhắc nhở tôi không được mở đài quá lớn, vì hai con đi làm về mệt mỏi không thể chịu nổi, con rể khó chịu ra mặt.
Tôi cũng thử bật nhạc nhỏ lại, nhưng người già lãng tai lại không nghe thấy, thế là cứ quen tay bật to lên. Con gái nhắc nhở tôi mấy lần thì bực bội thu luôn đài phát nhạc.
Sau đó, tôi phải hứa khi các con ở nhà thì sẽ không bật đài, con gái mới trả lại cho tôi. Nhưng chỉ trong 1 tháng ở cùng nhau, thái độ của con rể đối với tôi càng lúc càng kém.
Trước đây, mỗi lần tan ca về nhà, con rể thấy tôi liền chào hỏi vài câu, nhưng về sau thì cứ đi qua như không nhìn thấy, nói chuyện cộc lốc, chỉ “ừm” và “ờ”.
Tôi khó hiểu dò hỏi con gái thì mới biết con rể “không ưa” tôi, vì bị làm phiền mỗi tối đi làm về và cuối tuần. Tôi mới nhớ lại, tôi thường nhắc con rể làm một vài công việc nhà, đã vậy còn bảo con phụ giúp khiêng đồ đạc và sửa vật dụng hỏng hóc của mấy bà bạn tôi quen sống cùng khu chung cư. Con rể bất mãn khi đi làm mệt mỏi, về nhà còn bị sai vặt.
Tôi hơi thất vọng trước cách hành xử của con rể. Khi còn ở quê, hàng xóm láng giềng, nhà nào gặp khó khăn đều được giúp đỡ tận tình, có qua có lại, như vậy khi mình gặp trắc trở cũng được người khác dang tay cứu giúp. Khi con rể giúp mấy bà bạn của tôi sửa ống nước, khiêng vật nặng, họ đều cảm ơn bằng bó rau, vài thứ trái cây…
Nhưng dù gì con rể cũng không phải con ruột, tôi không thể nào mở lời nói cho con về suy nghĩ của mình. Chỉ là về sau, khi họ nhờ giúp đỡ, tôi đều từ chối, để không phải làm phiền đến con rể. Mấy bà bạn dần xa lánh tôi, trong lòng rất buồn nhưng cũng đành chịu.
Mặc dù đã cố gắng thích nghi với cuộc sống của hai con, cũng nỗ lực thay đổi quan niệm và cách sống của mình, nhưng con rể vẫn có thành kiến với tôi.
Sức khỏe tôi không được tốt, cách một thời gian lại phải vào bệnh viện kiểm tra. Con gái thường đi công tác, nên tôi thường nhờ con rể chở đi bệnh viện. Phí khám bệnh, thuốc men cũng là tôi tự chi. Tôi cũng thường trả lại tiền xăng xe cho con rể. Thế nhưng nhiều lần, khi cần đến bệnh viện kiểm tra, tôi gõ cửa phòng nhưng không thấy con rể phản hồi. Tôi biết con ở trong phòng, chỉ là không lên tiếng mà thôi.
Tôi đành tự bắt xe đến bệnh viện, một thân một mình đi xa, còn phải bốc số ngồi đợi, trong lòng cực kỳ buồn tủi.
Đến khi về nhà, con gái thấy tôi đi viện một mình nên đã nổi nóng trách mắng chồng. Con rể chỉ nói: “Tại sao anh phải đi với mẹ đến bệnh viện?”.
Con nhìn tôi nói tiếp: “Anh không muốn đi. Trước đây không có bà, cuối tuần nào anh cũng được tự do thoải mái. Nhưng hiện tại ngay cả thời gian nằm nghỉ ngơi cũng không có, bình thường đi làm đã mệt rồi còn phải phiền thêm chuyện này”.
Con gái tức giận, mắng chồng to tiếng hơn. Tôi ngồi một bên không biết làm gì mới phải. Bản thân tôi không muốn hai con mâu thuẫn vì mình, chỉ có thể khuyên con bớt lời.
“Chuyện này chẳng có gì to tát cả. Mẹ có thể đi viện một mình được. Con không nên trách chồng như vậy”.
Ngồi trên sô pha ngẫm lại gần 3 tháng qua, tôi nhận ra quyết định đến nhà con gái dưỡng lão là một sai lầm. Sự có mặt của tôi ít nhiều đã cản trở cuộc sống của các con. Qua mấy ngày sau, tôi nói với con rằng muốn về quê.
Con gái hỏi tôi có phải sống ở thành phố không quen hay không? Tôi liên tục lắc đầu, nói rằng nhớ hàng xóm ở quê, có thời gian lại lên thăm các con.
Con rể biết tin tôi về quê nên thái độ cũng hòa hảo rất nhiều, cũng sẵn lòng chở tôi đến bệnh viện khám. Con nói những lời trước đó hơi quá đáng, hy vọng tôi không để trong lòng. Bản thân tôi cũng không lưu tâm thái độ không tốt của con rể dành cho tôi, chỉ trách bản thân đã già làm phiền đến các con.
Con cái trưởng thành, đã có cuộc sống riêng, nên dù chúng thương mình, bản thân ta cũng nên cố gắng không trở thành gánh nặng của con, ngoài trường hợp lực bất tòng tâm. Hiện tại tôi đã hiểu ra, nhà của mình vẫn là thoải mái nhất, mặc dù hơi cô đơn nhưng tự do tự tại.
3 tình huống ứng xử với sếp khiến nhiều người lộ ra EQ thấp
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Ở môi trường công sở, EQ hay chỉ số cảm xúc, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực.
Con gái tôi bị ông thông gia mỉa mai hết ngày này qua tháng khác chỉ vì rổ rau từ hồi chưa về làm dâu
Gia đình - 13 giờ trướcĐến hẹn lại lên, nhìn lịch chuẩn bị tới rằm tháng 10 âm là con gái tôi lại toát mồ hôi hột!
Đại học Harvard: Một câu hỏi hàng ngày giúp cha mẹ nuôi dạy con thành đứa trẻ tử tế, ngoan ngoãn
Nuôi dạy con - 16 giờ trướcGĐXH - Đây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.
Chồng lén giấu 'quỹ đen' vì sợ một ngày bị vợ bỏ
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcGĐXH - Mỗi lần cãi nhau, chị Ngọc Anh lại hù dọa đòi ly hôn khiến anh Văn luôn thấy bất an. Vì thế, anh bắt đầu lén lút giấu tiền riêng để phòng trường hợp bất trắc.
Gần 60 tuổi vợ vẫn đòi ly hôn vì ghen tuông mù quáng
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcVợ chồng tôi vì làm ăn kinh tế mà sống xa nhau hơn chục năm nay, nhưng khi vừa trở về được vài tháng, vì nghe lời rèm pha bàn tán, vợ nghĩ tôi ngoại tình rồi một mực đơn phương nộp đơn ly hôn.
5 cung hoàng đạo nếu kinh doanh vào năm 2025 sẽ kiếm được món hời lớn
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Trong vũ trụ của 12 cung hoàng đạo, có 5 chòm sao nổi bật với tài năng buôn bán và sự khéo léo tự nhiên, tạo nên bức tranh của sự thành công và giàu có trong năm tới.
Nghỉ việc để chăm mẹ chồng suốt 8 năm, sau khi bà qua đời, cảnh sát tìm gặp tôi để trao lại 21 tỷ đồng
Gia đình - 1 ngày trướcNgười phụ nữ Trung Quốc này hoàn toàn bất ngờ khi cảnh sát nói về khu đất do chị đứng tên.
5 câu người EQ cao không bao giờ nói với sếp dù thân thiết đến đâu, nhưng người EQ thấp lại hay tùy tiện chia sẻ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Suy nghĩ đơn giản của người EQ thấp khi phát ngôn khiến công việc của họ không được suôn sẻ, sự nghiệp khó thăng tiến.
Mệt mỏi khi sống chung với chị chồng vừa mới ly hôn
Gia đình - 1 ngày trướcChị chồng tôi vừa ly hôn được 3 tháng và đưa 2 con về sống cùng bố mẹ và vợ chồng tôi. Cuộc sống gia đình tôi cũng từ đây mà nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn.
Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Những đứa trẻ nào có khả năng sống hạnh phúc hơn khi lớn lên? là câu hỏi mà các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã nỗ lực suốt 75 năm để tìm câu trả lời.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy conGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.