Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Bên “nhận” và “cho” đều vui

Thứ tư, 10:00 05/06/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Có lẽ ít có một mô hình quản lý nào mà cả “bên nhận” và “bên cho” đều mong muốn và hài lòng như việc đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. “Bên nhận” là các UBND huyện và UBND xã còn “bên cho” là Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ. Không chỉ ở tất cả những tỉnh, thành phố đã thực hiện mô hình mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước đều có mong muốn này.

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Bên “nhận” và “cho” đều vui 1

Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng tư vấn kiến thức DS/làm mẹ an toàn cho người dân vùng cao tại chiến dịch. Ảnh:PV

 
Sự quản lý toàn diện

Đây là ý kiến chung của lãnh đạo UBND tỉnh, huyện khi được khảo sát về mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Theo khảo sát do Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành, 86% ý kiến đều cho rằng mô hình Trung tâm thuộc UBND huyện sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai công việc.

Việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ như nhiều tỉnh, thành phố hiện nay theo ý kiến của lãnh đạo các Chi cục thì rất thuận lợi về việc chỉ đạo chuyên môn. Tuy nhiên, chính lãnh đạo các Chi cục cũng cho rằng, việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện là tốt nhất vì công tác DS-KHHGĐ mang tính xã hội hóa cao, cần có sự chỉ đạo của UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương. Đa số những người đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo cán bộ DS-KHHGĐ ở xã (92,1% Chi cục trưởng và 90,1% Giám đốc Trung tâm) mong muốn chuyển cán bộ này thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã.

Xác định vai trò quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có tới 81% ý kiến cho rằng mô hình này là thuận lợi. Trong đó, 96% cho rằng rất thuận lợi cho vấn đề phối hợp với các ban, ngành và 94% cho rằng thuận lợi cho việc lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Đặc biệt, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và UBND huyện rất mong muốn và sẵn sàng tiếp nhận Trung tâm DS-KHHGĐ về để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được hiệu quả hơn. Bà Cao Thị Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Sau khi Sở Y tế, Sở Nội vụ có Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã khẩn trương họp bàn lấy ý kiến từ các ban, ngành trong tỉnh. “Chúng tôi thấy việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý sẽ phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể cũng như UBND các xã, phường, thị trấn. Đây là mô hình hay, rất nên nhân rộng”, bà Hải nhấn mạnh.
 
Phù hợp với tình hình  kinh tế - xã hội

Theo một đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, thì “Chi cục chỉ nên quản lý về chuyên môn còn để địa phương quản lý toàn diện”. Vì theo ông, nếu Chi cục vẫn nhất định giữ Trung tâm trực thuộc mình là “ôm lấy cái khó khăn”. Ông Bạch Sỹ Long, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước khẳng định: Từ khi Bình Phước áp dụng mô hình này đã thể hiện sự tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thu hút đầu tư nguồn lực đối với công tác dân số.

Chính nhờ sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, các Trung tâm DS-KHHGĐ ở Hà Nội, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Gia Lai… đã nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng cho công tác DS-KHHGĐ. Tại Hà Nội, các Trung tâm DS-KHHGĐ được UBND các quận, huyện quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất hoặc xây trụ sở mới bằng nguồn vốn của quận, huyện (như Long Biên, Gia Lâm, Tây Hồ, Từ Liêm…); đầu tư mua sắm trang thiết bị làm việc cho Trung tâm, với kinh phí xây mới là 3 - 4 tỉ đồng, còn nâng cấp là 300 - 400 triệu đồng. Tại Thái Bình, hàng năm, các huyện đều đầu tư ngân sách cho công tác dân số từ 50 – 70 triệu đồng, có những huyện hơn 100 triệu đồng…

Ngay khi nghiệm thu Báo cáo đánh giá “Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở tuyến huyện, tuyến xã” do Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế đánh giá: Phương pháp khảo sát rõ ràng, khoa học, nguồn số liệu đáng tin cậy. “Đây là bằng chứng khoa học để các nhà hoạch định chính sách tham khảo, đề xuất với cấp có thẩm quyền lựa chọn ban hành chính sách xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến huyện và tuyến xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước”, ông Hưng nói.

Cũng đồng quan điểm trên, với vai trò của người làm ở cơ quan quản lý về tổ chức bộ máy, bà Lại Thị Thanh Xuân - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ đánh giá báo cáo được nghiên cứu, xây dựng công phu, nghiêm túc, có tác dụng tốt phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong giai đoạn tới. Bà Thanh Xuân nhấn mạnh: “Với kinh nghiệm của người được phân công theo dõi tổ chức và hoạt động của ngành y tế, trong đó có ngành dân số, tôi đánh giá cao chất lượng Báo cáo khảo sát này và nhất trí thông qua; đặc biệt ủng hộ các khuyến nghị trong Báo cáo đưa ra. Những khuyến nghị này cũng phù hợp với những quan sát của chúng tôi khi đi khảo sát tại cơ sở”.
 
Thuận lợi  của mô hình

> Có sự thống nhất, sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong các hoạt động về dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

>Cả hệ thống chính trị đều có trách nhiệm trong công tác DS-KHHGĐ;

>Được tham mưu trực tiếp với UBND trong việc thực hiện chính sách dân số;

>Là cơ quan của huyện nên có sự hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường/xã thuận lợi hơn, thực hiện nhanh hơn, có sự hỗ trợ kinh phí thêm cho các đợt chiến dịch và người triệt sản thuận lợi hơn.

(Báo cáo khảo sát thực trạng bộ máy ở địa phương do Tổng cục DS-KHHGĐ và Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009)
Hà Thư
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top