Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới
GiadinhNet - Ngày 27/3 tới, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) sẽ tổ chức“Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh”.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Dân số trong nước và quốc tế, các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể có liên quan.
Nhân dịp này, Giadinh.net.vn trân trọng đăng tải loạt bài viết của thạc sỹ Lương Quang Đảng (Tổng cục DS-KHHGĐ) chia sẻ về bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới ứng phó với xu hướng giảm sinh...
Những hệ lụy thấy trước
Khoảng cách về mức sinh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là rất lớn. Tổng tỷ suất sinh trên thế giới hiện nay là 2,5 con, mức sinh còn cao tại nhiều quốc gia, vùng, đặc biệt là châu Phi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh quá thấp dưới 1,3 con, thậm chí 0,9 con . Để có cái nhìn đa chiều về mức sinh trên thế giới, đặc biệt là mức sinh thấp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, bài viết dưới đây nhằm cung cấp thông tin tới bạn đọc về mức sinh hiện nay trên thế giới, các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học và một số vấn đề liên quan đến mức sinh thấp.
Để đo lường mức sinh của một dân số, các nhà nhân khẩu học thường sử dụng các chỉ báo: Tỷ suất sinh thô (CBR-Crude Birth Rate), tỷ suất sinh chung (GFR-General Fertility Rate), tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR-Age Specific Fertility Rate) và tổng tỷ suất sinh (TFR-Total Fertility Rate). Tại Việt Nam, các nhà quản lý thường sử dụng thêm chỉ báo chỉ tiêu tỷ lệ giảm sinh.
Khoảng cách lớn
Trong bài viết này, xin được sử dụng chỉ báo tổng tỷ suất sinh (TFR). TFR được hiểu là số con trung bình sinh ra còn sống của một phụ nữ trong suốt cuộc đời của mình nếu qua các năm sinh đẻ, họ tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của một năm nhất định hoặc để đơn giản hơn, ta nói TFR là số con trung bình của một phụ nữ. Theo “2011 World Population Data sheet” của Population Reference Bureau, TFR năm 2011 của thế giới là 2,5 con. Nếu chia theo mức độ phát triển của các nước thì TFR của nhóm nước phát triển là 1,7 con, trong khi nhóm nước kém phát triển là 4,5 con nhóm còn nước đang phát triển là 2,6-3,0 con.
Như vậy, khoảng cách về mức sinh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là rất lớn. Trong khi nhóm các nước đang và kém phát triển chưa đạt mức sinh thay thế thì đối với nhóm các nước phát triển mức sinh đã dưới mức sinh thay thế rất nhiều. Nếu chia theo khu vực địa lý thì khu vực có TFR thấp nhất là châu Âu với 1,6 con và cao nhất là châu Phi với 4,7 con.
Tuy nhiên, trong số 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt được mức sinh thay thế thì có tới 55 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm gần 65%) có mức sinh từ 1,8 con trở xuống, có những nơi TFR rất thấp, từ 1,3 xuống đến 0,9 con như: Đài Loan (0,9), HongKong (1,1), Macao (1,1), Hàn Quốc (1,2), Singapore (1,2), Andorra (1,2), Latvia (1,3), Bosnia (1,3), Portugal (1,3), San Marino (1,3)…
Mức sinh thay thế là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để “thay thế” mình trong dân số. Người ta thường dùng TFR trong khoảng 2,1 con để được coi là mức sinh thay thế. Sở dĩ không dùng TFR = 2,0 vì thông thường và tự nhiên, số trẻ nam sinh ra lớn hơn trẻ nữ và không phải tất cả nữ đều sống qua hết những năm sinh đẻ. Nếu TFR quá thấp so với mức 2 con thì dân số đó sẽ không phát triển (không bao gồm di cư). Như vậy, những quốc gia và vùng lãnh thổ có TFR quá thấp, thậm chí chỉ còn 0,9 con thì dân số tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó không phát triển.
Cùng với sự gia tăng tuổi thọ thì dân số tại các khu vực này ngày càng già nua và quy mô dân số ngày càng thu hẹp, dẫn đến những hệ luỵ vô cùng lớn không chỉ cho dân số nói riêng mà cho cả xã hội và sự phát triển thịnh vượng của quốc gia nói chung.
Dựa vào các chỉ báo về mức sinh, mức chết của “2011 World Population Data sheet” thì dân số thế giới đang ở thời giai đoạn 3 (CBR = 20%o, CDR = 8%o). Dân số của các châu lục đang ở các thời kỳ như sau:
Các nhà nhân khẩu học trên thế giới đã chia quá trình đó thành các giai đoạn khác nhau hoặc 3, 4 hoặc 5 giai đoạn. Mặc dù có sự khác nhau về số lượng giai đoạn chuyển đổi nhưng các học thuyết đều có điểm chung về xu hướng chuyển đổi nhân khẩu học là ở thời kỳ đầu mức sinh và mức chết đều rất cao. Sau đó mức chết giảm xuống nhanh chóng nhờ những cải thiện trong y tế, nước sạch và vệ sinh. Trong khi đó, mức sinh vẫn còn cao và giảm rất chậm. Đến thời kỳ cuối của quá trình chuyển đổi, mức sinh và mức chết đều giảm xuống mức rất thấp. |
Thạc sỹ Lương Quang Đảng
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…