Mức sống đắt đỏ ở đô thị khiến phụ nữ không dám đẻ nhiều
GiadinhNet - Xu hướng kết hôn muộn, mức sống ở đô thị đắt đỏ cộng với những lo lắng về an sinh xã hội,… đã và đang là những nguyên nhân khiến mức sinh ở đô thị thấp.
Trong khi đó ở các vùng nông thôn sâu, xa lại có mức sinh cao, tạo sự chênh lệch với thành thị, dẫn đến những áp lực trong việc cân bằng quy mô dân số.
Con trai đã học lớp 5 nhưng chị Hồng Duyên (36 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) chưa có ý định sinh thêm em bé, nguyên nhân đến từ bản thân chị và cả mối quan hệ giữa hai vợ chồng.
Con càng lớn, anh chị càng nảy sinh bất đồng trong lối sống và nuôi dạy con. Phần lớn việc chăm sóc, dạy con học đều do chị đảm nhận. Trong khi chị muốn con tự lập thì chồng chị lại sẵn sàng chiều mọi yêu cầu của con khiến bé ngày càng đòi hỏi vô lý, mè nheo, lười biếng.
Tuy nhiên, gánh nặng kinh tế mới là rào cản lớn nhất khiến chị không muốn sinh thêm con. Mỗi tháng, tiền học chính, học thêm, tiền ăn của con khoảng 10 triệu đồng, chiếm gần hết lương của mẹ. Các khoản sinh hoạt phí khác của gia đình trông chờ vào thu nhập 12 triệu từ chồng. Số tiền tích lũy chỉ duy trì ở chục triệu đồng. Nếu sinh thêm, chị phải nghỉ làm 6 tháng, trong khi môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt. Chị sợ mất việc, sợ không nuôi nổi con, sợ mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chồng khiến mâu thuẫn ngày càng nặng nề.
Tương tự, chị Nguyễn Kiều Trinh (35 tuổi, Thụy Khuê, Hà Nội) kết hôn từ năm 27 tuổi, đến nay, hai vợ chồng chị mới có 1 bé gái 7 tuổi. Trước đó, vợ chồng chị từng muốn sinh 2 hoặc 3 con, nhưng sau khi sinh bé đầu thì vợ chồng chị quyết định dừng lại và không sinh nữa. Bởi việc chăm con ốm khi bé, khi con lớn một chút thì phải chăm lo cho việc học của con, rồi việc nhà, việc cơ quan… khiến chị cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Do vậy, vợ chồng chị Trinh quyết định chỉ sinh 1 bé để có thể chăm lo cho con một cách đầy đủ nhất.

Ảnh minh họa
Thực tế, nhiều người trẻ đang có xu hướng sinh ít con vì cho rằng câu thần chú "trời sinh voi, sinh cỏ", vốn ăn sâu vào văn hóa Việt, đã lạc hậu. Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh quá đắt đỏ, vượt quá thu nhập 25-30 triệu/1 tháng của các cặp vợ chồng trẻ. Ví dụ, nếu sinh con ở bệnh viện tư nhân, gói toàn diện có giá từ 15 đến 50 triệu. Sau đó, tiền sữa bỉm, thực phẩm, quần áo khoảng 5 triệu/1 tháng, cộng thêm lương giúp việc 7 triệu. Khi bé đi học, chi phí trường tư thục khoảng 5 đến 15 triệu, chưa kể tiền sinh hoạt phí tại nhà.
"Nhiều cha mẹ ở thành phố có tư tưởng "chiến thắng từ vạch xuất phát", nên họ dồn mọi nguồn lực từ thời gian, tiền bạc, sức khỏe để đầu tư cho con, với mong muốn đứa trẻ thành người xuất sắc ngay từ nhỏ. Có những gia đình dồn đến 80% thu nhập để cho con đi học ở trường danh tiếng, thuê gia sư, dành cả cuối tuần theo đuổi các lớp phụ đạo. Ai cũng muốn con mình đi du học, thành ông nọ bà kia, có tiền bạc và địa vị trong xã hội. Gánh nặng nuôi con đang đè lên nhiều cha mẹ Việt", Lê Chi, một chuyên gia xã hội học, phân tích.
Chi phí nuôi con được coi là một trong những áp lực lớn nhất lên tâm lý "ngại đẻ" không chỉ ở các đô thị lớn ở Việt Nam, mà còn là xu hướng toàn cầu. Theo khảo sát năm 2019 của Viện Sức khỏe và Xã hội Hàn Quốc (nước có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Á), bất ổn kinh tế và việc nuôi dạy trẻ là trở ngại lớn nhất khiến nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 19 đến 49 lựa chọn không có con. Yang Seung-hae, giáo viên 51 tuổi, phải làm ngoài giờ tại môi trường trung học để chi tiền học thêm ở trung tâm luyện thi của hai con. Tại Hàn Quốc, học sinh theo học khoảng 5 lò luyện thi, bao gồm các môn cơ bản như toán, văn đến piano và bơi lội. Theo tính toán của tờ JoongAng Ilbo, năm 2019, chi phí trung bình cho 6 năm giáo dục tư thục là 92,5 triệu won (83.700 USD).
Đó là lý do khiến mức sinh của phụ nữ thành thị ngày nay luôn thấp.
Số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, hiện nước ta có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (39%) và 9 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế có quy mô dân số 19% là: Hà Nội, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Hải Phòng, Bình Phước, Trà Vinh. Trong khi đó có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (42% dân số).
Với thực trạng mức sinh quá thấp, hệ luỵ già hóa dân số sẽ diễn ra rất nhanh. Tương lai phải đối mặt với thiếu hụt nguồn nhân lực, giảm quy mô tiêu dùng, tiết kiệm. Đây chính là rào cản cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Vì vậy, điều căn cơ nhất bây giờ là phải khuyến sinh, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Khi mức sinh tăng, dân số tăng thì bài toán nguồn lực lao động trong tương lai sẽ được giải.
H.N

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 19 giờ trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.