Nam giới cũng loãng xương
Đó là một thực tế, không có gì phải nghi ngờ, xương dễ gẫy khi có tuổi là bệnh của cả 2 giới. Từ tuổi 65, nam cũng bị mất xương nhanh như nữ; khoảng 75 tuổi, một phần ba nam giới bị loãng xương và có tỷ lệ ngang với nam giới. Mặc dù không chữa khỏi được bệnh loãng xương nhưng có thể phòng ngừa hay ít nhất cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhiều nam giới tưởng rằng loãng xương chỉ là bệnh của nữ giới cho nên đã không quan tâm đến những cách phòng ngừa đơn giản nhất cho mình.
Dấu hiệu và triệu chứng
Hiện tượng loãng xương đã diễn ra mà chưa có biểu hiện gì, có khi gẫy xương là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, trước đó không có triệu chứng gì ở xương. Thường gặp nhất là gẫy xương hông, cột sống và cổ tay. Khi các đốt sống bị loãng xương thì cả cột sống có thể đổ sập xuống, những trường hợp gẫy xương do bị đè nén như thế thường gây ra cơn đau dữ dội, đột ngột và cuối cùng dẫn đến sự giảm chiều cao. Theo thời gian, những kiểu gẫy xương do đè nén làm cho cột sống còng xuống và như có bướu ở phần trên của lưng. Cần gặp thầy thuốc khi có những dấu hiệu và triệu chứng sau: gẫy xương hông, cột sống hay cổ tay – đau lưng – giảm dần chiều cao kèm theo hiện tượng còng.
Nguyên nhân
50% nam giới bị loãng xương không rõ nguyên nhân, ngoài lí do tuổi tác. Trong suốt cuộc đời, cơ thể luôn tạo ra mô xương mới để thay thế cho mô xương cũ đã tiêu tan, khi có tuổi, sự tạo xương kém đi vì hấp thụ canxi và vitamin D – 2 thứ được xem như “gạch và vôi vữa” để xây dựng xương. Cho đến độ tuổi 35, tiến trình bồi đắp cho xương lớn hơn tiến trình mất xương nhưng sau tuổi này thì ngược lại, vì thế một số nam giới không tích luỹ đủ khối lượng xương dự trữ nhưng làm cạn kiệt nhanh nên đã dẫn đến bệnh loãng xương – hiện tượng xương bị rỗ tổ ong, xem dưới kính hiển vi giống như cái cầu bằng thép nhưng bị mất nhiều dầm cầu, do đó xương không thể trụ vững trước những sức ép, sức nặng hàng ngày.
Các yếu tố nguy cơ vượt ngoài sự kiểm soát
Tuổi tác. Càng có tuổi càng dễ bị loãng xương.
Lịch sử gia đình: Gen chi phối chuyển hoá canxi và vitamin D là yếu tố nguy cơ trong một số trường hợp. Cha mẹ hay anh chị em trong nhà bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gẫy xương.
Chủng tộc: người da trắng hay Á châu có nguy cơ bị bệnh hơn. Tầm vóc gầy và nhỏ:
Khoảng 50% các trường hợp loãng xương nghiêm trọng ở nam giới là do những yếu tố có thể kiểm soát được.
Dùng thuốc: Dùng corticosteroid kéo dài có thể làm tổn thương xương. Prednisone, cortisone, prednisolone và dexamethasone – những thuốc này thường dùng để điều trị hen, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến (psoriasis). Nếu dùng kéo dài cần được đo tỷ trọng xương và nên dùng tiêm thuốc để phòng ngừa mất xương.
Uống quá nhiều rượu: Rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Với nam giới, uống nhiều rượu là một trong số những nguy cơ thường gặp nhất để bị loãng xương.
Hút thuốc lá: Tỷ lệ bị gẫy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá, so với nam không hút thuốc. Rối loạn về ăn uống: Bệnh chán ăn do nguyên nhân thần kinh hoặc bệnh ăn nhiều là những yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ trọng xương ở vùng thắt lưng và xương hông. Giảm testosterone: Loãng xương ở nam giới có thể do giảm testosterone (suy tuyến sinh dục).
Lối sống ít hoạt động: Không thường xuyên vận động là nguy cơ cao bị loãng xương. Ăn không đủ canxi: Nam dưới 65 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày, trên 65 tuổi cần ít nhất từ 1500 mg canxi.
Các bệnh mãn tính: Một số bệnh làm giảm khả năng hấp thụ canxi hoặc ảnh hưởng xấu đến tỷ trọng xương. Những bệnh có thể tăng nguy bị loãng xương gồm tiểu đường típ I (phụ thuộc vào insulin), bệnh Crohn, bệnh Cushing, bệnh thận và phổi mãn tính...
Điều trị
Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để điều trị loãng xương ở nam giới. Ngoài ra, có thể tham khảo một số thuốc:
Bisphosphonate: Những thuốc này làm chậm sự mất xương và tăng tỷ trọng xương ở cột sống và xương hông. Alendronate (Fosmax) là loại thuốc nam giới nên dùng, đặc biệt có hiệu quả khi do dùng steroid mà gây ra hoặc làm nặng thêm loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy alendronate có thể giảm loãng xương đến 50%.
Calcitonin: Là hoóc môn của tuyến giáp trạng, làm chậm quá trình mất xương, calcitonin có thể làm giảm gẫy xương cột sống khoảng 40%. Calcitonin dùng theo đường xịt qua mũi có thể gây kích thích mũi khoảng 12% người dùng. Liệu pháp testosterone bổ sung chỉ có tác dụng với nam bị loãng xương do nồng độ teslosterone thấp. Nếu nồng độ teslosterone bình thường thì không làm tăng tỷ trọng khối lượng xương.
Phòng ngừa
Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa nhưng nhiều nam giới không phát hiện kịp thời để điều trị có hiệu quả. Ngay cả khi đã bị loãng xương thì những biện pháp sau đây cũng giúp ngăn ngừa xương bị yếu đi. Cần có đủ canxi và vitamin D: 2 chất này là thiết yếu để tạo khối lượng xương khi còn trẻ và ngăn ngừa mất xương khi đã có tuổi. Thành phần cấu tạo xương có đến 99% canxi, nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì sẽ lấy canxi từ xương, do đó cần bổ sung canxi và vitamin D để giảm nguy cơ gẫy xương hông và cột sống.
Vận động giúp tạo dự trữ canxi, tăng sự khéo léo, sức mạnh, sự cân bằng nên ít bị ngã và gẫy xương. Ngoài ra, vận động còn bảo vệ xương không bị mất thêm ở nam giới đã bị bệnh loãng xương. Mỗi tuần nên tập nâng tạ ít nhất 3 lần. Chạy hay đi bộ, khiêu vũ hay chơi quần vợt đều tốt, chỉ tránh môn thể thao dễ gây gãy xương. Không uống rượu quá nhiều vì làm giảm tạo xương và giảm hấp thụ canxi. Hạn chế cà phê, không quá 3 chén mỗi ngày. Đặc biệt không hút thuốc lá, vì sẽ tác động đẩy nhanh tiến trình tiêu xương.
Theo Bác sỹ Đào Xuân Dũng
(Tạp chí Gia đình & Trẻ em)
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 44 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 48 phút trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 1 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 5 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 7 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 21 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.