Nam Phi: Cuộc chiến giành lại sự sống
GiadinhNet - Với 53 triệu dân, Nam Phi đứng thứ 2 khu vực Trung và Nam châu Phi, đứng thứ 5 châu lục về quy mô dân số. Với mật độ 42 người/km2, thấp hơn mức trung bình của thế giới nhưng người dân Nam Phi tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn (tỷ lệ dân đô thị chiếm 62% tổng dân số cả nước) do diện tích đất sa mạc, hoang hóa lớn và ngày càng có nguy cơ gia tăng bởi hệ lụy của biến đổi khí hậu.
Một số chỉ báo nhân khẩu học
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan Thống kê Nam Phi, dân số giữa kỳ năm 2013 của Nam Phi là 53 triệu dân. Trong đó, người gốc châu Phi chiếm đông nhất với 79,8% và người da màu, da trắng chiếm 17,8%, còn lại là dân gốc Ấn Độ hoặc châu Á chiếm 2,4%. Khu vực có quy mô dân số lớn nhất nước là Gauteng (24%) và KwaZulu-Natal (19,7%). Khu vực có quy mô dân số nhỏ nhất là Northern Cape với khoảng 1,2 triệu dân.
Tỷ lệ phát triển dân số của Nam Phi năm 2012-2013 là 1,34%. Mặc dù tổng tỷ suất sinh đã giảm mạnh trong 10 năm qua từ 2,71 con/phụ nữ 15-49 năm 2002 xuống còn 2,34 con/phụ nữ 15-49 năm 2013 nhưng Nam Phi vẫn chưa đạt được mức sinh thay thế.
Báo cáo của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ cho thấy, tổng thu nhập quốc dân/người tính theo sức mua tương đương của Nam Phi năm 2010 đứng thứ 6 châu lục ($ 10.360/người). Với nền kinh tế năng động trong khu vực, Nam Phi là điểm đến của các dòng di cư từ các nước của châu lục và cả châu Á để đổ về các hầm mỏ, cơ sở dịch vụ tại thành phố.
Tuổi thọ ngày càng ngắn?
Mặc dù là nền kinh tế năng động của khu vực và của cả châu lục nhưng chỉ số phát triển con người của Nam Phi trong 20 năm vừa qua không những không tăng mà lại đi xuống. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này khi mà kinh tế ngày càng gia tăng, các điều kiện vật chất xã hội ngày càng tốt hơn, tỷ lệ người được đến trường của người dân Nam Phi ngày càng đông hơn?
Chỉ số phát triển con người của một số quốc gia, 1975-2005
Chúng ta biết rằng, các cấu thành cơ bản của chỉ số phát triển con người gồm giáo dục, thu nhập bình quân đầu người và tuổi thọ. Có một nghịch lý là trong khi thu nhập bình quân đầu người và giáo dục của Nam Phi tăng lên hàng năm thì tuổi thọ trung bình lại giảm xuống. Số liệu của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ cho thấy, tuổi thọ bình quân năm 2012 của Nam Phi là 54 tuổi, thấp hơn rất nhiều so với tuổi thọ bình quân của thế giới (70 tuổi). Báo cáo Thống kê Y tế thế giới năm 2013 của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, triển vọng sống của người dân Nam Phi ở nhóm tuổi 60 là 17 tuổi (năm 2011), tương đương với mức trung bình của thế giới. Như vậy, tuổi thọ trung bình của người dân Nam Phi thấp bởi phụ thuộc rất nhiều vào mức chết của nhóm dân số dưới 60 tuổi, đặc biệt là mức chết của trẻ em. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuổi thọ bình quân của một số quốc gia châu Phi, 1980-2010
Báo cáo dân số giữa kỳ năm 2013 của cơ quan Thống kê Nam Phi cho thấy, tỷ suất chết thô của Nam Phi hiện nay là 10,6%o. Tuy nhiên, tỷ suất chết của trẻ em còn rất cao. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 41,7%o và tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 56,6%o. Báo cáo Thống kê Y tế thế giới năm 2013 của Tổ chức Y thế thế giới cho thấy, tỷ số tử vong bà mẹ của Nam Phi năm 1990 là 250 bà mẹ/100 ngàn trẻ đẻ sống đã tăng lên 300 bà mẹ/100 ngàn trẻ đẻ sống năm 2010. Cũng theo báo cáo này thì tỷ suất chết của dân số thuộc nhóm tuổi 15-60 không những không giảm mà còn tăng từ 334%o năm 1990 lên 474%o năm 2011 đối với nam giới và đối với nữ giới tăng rất mạnh từ 190%o lên 407%o vào các năm tương ứng. Câu hỏi đặt ra là vì sao tình trạng y tế được cải thiện, trình độ y học được nâng cao mà mức chết của bà mẹ, trẻ em ở Nam Phi vẫn cao? Cái chết từ đại dịch HIV/AIDS Câu trả lời không có gì xa lạ bởi, giống như các nước ở lục địa đen, Nam Phi phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS đang càn quét châu lục này từ những năm 1990 đến nay. Theo Báo cáo dân số giữa kỳ năm 2013 của Nam Phi, hiện có 5,26 triệu người dân bị nhiễm HIV, chiếm khoảng 10% dân số Nam Phi, tức cứ 10 người dân Nam Phi có một người nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm HIV tăng dần đều 0,1 điểm phần trăm mỗi năm từ 2002 đến nay (từ 8,7% tổng dân số năm 2002 lên 10% năm 2013). | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ dân số nhiễm HIV tại Nam Phi, 2002-2013
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) bị nhiễm HIV chiếm 17,4% tổng dân số nhóm tuổi đó. Theo báo cáo điều tra quốc gia năm 2011 của cơ quan y tế chính phủ Nam Phi, tỷ lệ bà mẹ nhiễm HIV mang thai đã tăng từ 0,8% năm 1990 lên 29,5% năm 2011 trong tổng số bà mẹ mang thai (biểu 3). Khu vực có đông bà mẹ nhiễm HIV là KwaZula-Nata (37,4%), Mpumalanga (36,7%), Free State (32,5%)…. Điều đó sẽ đe dọa đến thế hệ tương lai sinh ra trước rủi ro khả năng mang căn bệnh thế kỷ. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ lệ trẻ em (<15 tuổi) nhiễm HIV ở Nam Phi năm 2011 chiếm 8,2% tổng số người nhiễm HIV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xu hướng bà mẹ mang bầu có HIV Nam Phi, 1990-2010
Cơ quan Thống kê Nam Phi cho biết, tổng số người chết 2012-2013 của Nam Phi là 559 631 người, trong đó, số người chết bởi AIDS là 178 373, chiếm 31,9%. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ suất chết bởi AIDS đã tăng từ 462%o năm 2001 lên 535%o năm 2011. Trong khi đó, tỷ suất chết bởi sốt rét chỉ có 0,2%o. Với dân số 53 triệu người, trong đó 31% là dưới 15 tuổi, 5% là 65 tuổi và có tới 10% dân số luôn bị bóng ma HIV/AIDS bao phủ thì điều đó đã, đang và còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của dân số nói riêng và sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của Nam Phi nói chung. Đó là điều vẫn làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách ở Pretoria. Nỗ lực đẩy lùi đà tăng của đại dịch Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi (1983), đại dịch HIV/AIDS đã ngày càng hoành hành bao trùm lên cả lục địa này. Đã có nhiều chương trình hành động trong hàng thập kỷ qua nhưng kết quả không được mong đợi bởi dường như là sự chậm trễ của chính phủ và cả xã hội trong phối hợp hành động kịp thời, quyết liệt. Vẫn còn những rào cản xã hội trong việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Tiến sỹ Katinka de Wet của Đại học Free State cho biết, “các số liệu báo cáo cho thấy tỷ lệ phân phát bao cao su rất cao nhưng không ai tin rằng tỷ lệ sử dụng sẽ được như vậy”. Bongzse Konyela, tình nguyện viên của tổ chức trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi mà phần nhiều trong đó là các em có bố mẹ đã bị chết bởi HIV/AIDS nói: “Các công nhân làm việc tại các hầm mỏ thường có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm nhưng khi về quê lại không sử dụng bao cao su khi quan hệ với vợ. Người vợ cũng dám yêu cầu chồng sử dụng bao cao su. Điều đó đã làm cho các nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên một cách chóng mặt tại Nam Phi”. Một loạt các chính sách đã được chính phủ Nam Phi ban hành gần đây như Chiến lược hành động phòng chống HIV/AIDS. Rất nhiều các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã chung tay hành động cùng chính phủ nhằm quyết tâm đẩy lùi sự gia tăng của đại dịch. Các chiến dịch truyền thông đi liền với đó là các phòng khám, tư vấn và chăm sóc được xây dựng khắp nơi trong cả nước. Tiến sỹ Katinka de Wet nói: “Chúng tôi tập trung mạnh mẽ các nguồn lực vào nhóm đối tượng phụ nữ 15-49 và đặc biệt là các bà mẹ mang thai đều được tư vấn, khám và chăm sóc điều trị cẩn thận khi bị nhiễm HIV”. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi không ai mong muốn một thế hệ mới ra đời đã bị nhiễm HIV. Nếu những thế hệ mới không HIV ra đời thì điều đó sẽ mang đến những khả năng thành công của nỗ lực đẩy lùi đà tăng của đại dịch. |
|
1. Statistics South Africa, Mid-year population estimates 2013
2. Aids Foundation South Africa, Annual review 2011/2012
3. Population Reference Bureau,2012 World Population Data sheet
4. André Pelser, The population, environment & development NEXUS
5. World Health Organization, 2013 World Health Statistic
6. Health Department, Repulic of South Africa, The 2011 National antenatal sentined HIV & Syphilis prevalence survey in South Africa
7. Health Department, Repulic of South Africa, HIV & AIDS and STI strategic plan for 2007-2011 in South Africa
8. Humanitarian News and Analysis, “South Africa: Mother-to-child HIV transmission still falling”, 2012
Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcDưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…
Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcBệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcUng thư nội mạc tử cung là một trong số những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này, đó chính là ra máu âm đạo bất thường.
Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.
Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?
Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMãn kinh sớm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm khuynh hướng di truyền, lựa chọn lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn… đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và can thiệp kịp thời.
Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHệ thống sinh sản nam bao gồm một nhóm các cơ quan tạo nên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu ở nam giới. Tìm hiểu xem các cơ quan này hoạt động như thế nào.
Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.
Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCô gái 20 tuổi mang thai 20 tuần suýt chết sau khi sử dụng 12 viên thuốc phá thai mua qua mạng.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.