Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2018: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi

Thứ tư, 10:27 26/12/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi”, Ngày Dân số Việt Nam năm nay kêu gọi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên.

Dễ bị lạm dụng, mang thai ngoài ý muốn do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản

Gần đây, vụ hàng chục nam sinh một trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS ở Phú Thọ bị chính thầy hiệu trưởng trường này lạm dụng tình dục đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, đặc biệt là với những người làm cha, làm mẹ.

Trước đó, việc hơn 20 học sinh trường tiểu học tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai bị một nhân viên bảo vệ của trường lạm dụng cũng làm chấn động cả một địa phương vùng biên và gây bức xúc, lo lắng cho những gia đình có con em đi học.


Vị thành niên, thanh niên là những đối tượng dễ bị lạm dụng, mang thai ngoài ý muốn vì thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Dương Ngọc

Vị thành niên, thanh niên là những đối tượng dễ bị lạm dụng, mang thai ngoài ý muốn vì thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Dương Ngọc

Có thể nói, đó chỉ là hai trong số rất nhiều những vụ lạm dụng tình dục xảy ra trên cả nước mà đối tượng bị lạm dụng đa phần là những trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Theo bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), trong 1.000 vụ xâm hại tình dục, số em gái ở độ tuổi 12 -15 chiếm tới 57,46%.

Vị thành niên không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất. Lứa tuổi đó đòi hỏi phải có kiến thức để hiểu cơ thể mình đang phát triển thế nào, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền giáo dục, song các kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. Bà Phan Thị Lê Mai, cán bộ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, theo điều quốc gia trên 9.768 thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 ở 8 tỉnh và thành phố cho thấy thanh thiếu niên vẫn thiếu kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản.


Vị thành niên, thanh niên là chủ nhân tương lai, lực lượng lao động quan trọng của đất nước, do vậy cần được chăm sóc và phát triển một cách toàn diện. Ảnh: N.Mai

Vị thành niên, thanh niên là chủ nhân tương lai, lực lượng lao động quan trọng của đất nước, do vậy cần được chăm sóc và phát triển một cách toàn diện. Ảnh: N.Mai

Có 7,8% vị thành niên, thanh niên trong độ tuổi từ 15-18 đã quan hệ tình dục trước 15 tuổi và chỉ có 54% thanh thiếu niên có sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai không liên tục là 40.5% trong đó 10.4% là do thất bại của biện pháp tránh thai. Kết quả điều tra cũng chỉ ra là rất ít vị thành niên tham vấn với cha mẹ và thầy cô giáo trong tìm hiểu thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Chính việc thiếu các kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã khiến vị thành niên, thanh niên dễ trở thành đối tượng bị lạm dụng, xâm hại tình dục, dẫn đến những hệ lụy xấu về sau. Theo số liệu báo cáo chính thức của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm.


Đầu tư chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi. Ảnh: Dân số Phú Lương (Thái Bình)

Đầu tư chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi. Ảnh: Dân số Phú Lương (Thái Bình)

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở độ tuổi vị thành niên. Cứ 100 ca phá thai ở phụ nữ tuổi 15 - 49 thì có 62 ca mang thai ngoài ý muốn. Đây là các con số báo cáo chính thức, các con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Đầu tư chăm sóc vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Vị thành niên, thanh niên là chủ nhân tương lai, lực lượng lao động quan trọng của đất nước, do vậy cần được chăm sóc và phát triển một cách toàn diện. Từ thực tiễn đó, với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi”, Ngày Dân số Việt Nam năm nay kêu gọi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên.


Gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên. Ảnh: N.Mai

Gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên. Ảnh: N.Mai

Để hạn chế việc vị thành niên, thanh niên bị lạm dụng, xâm hại tình dục cũng như việc mang thai ngoài ý muốn và những hệ lụy xấu cả về thể chất lẫn tinh thần, bố mẹ cần dạy con biết những kiến thức, kỹ năng tự biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh, khi có người nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, rủ đi chơi, dụ cho ăn, cho quà, cho tiền… cần biết từ chối. Tùy theo giới tính, tính cách, sự gần gũi giữa mẹ và con để có thể chia sẻ, trò chuyện, tâm sự giữa mẹ với con gái và giữa bố với con trai để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, nhà trường và cộng đồng cần đẩy mạnh mô hình truyền thông chuyên biệt, ưu tiên các nội dung về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên như: Kỹ năng sống lành mạnh; tình dục an toàn; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và tác hại của phá thai không an toàn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chủ động tham gia tư vấn lợi ích khám sức khỏe trước hôn nhân; tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh. Ngoài ra, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục thân thiện cho vị thành niên, thanh niên.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Dân số Việt Nam

Ngày 29/11, tại Hòa Bình, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12.

Để hưởng ứng sự kiện này, nhiều địa phương trên cả nước đã có những hoạt động thiết thực, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên.

Tại Hà Nội, ngày 5/12, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam. Trong những năm qua, Hà Nội luôn quan tâm và chú trọng công tác DS-KHHGĐ, đầu tư cho mục tiêu ổn định quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

Tại Thái Bình, các hoạt động hưởng ứng cũng rất đa dạng, từ việc tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam đến các hoạt động truyền thông, tư vấn tại địa phương, treo băng rôn, pano, áp phích truyền tải thông điệp về công tác dân số trong tình hình mới.

Hay hoạt động Truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe/kế hoạch hóa gia đình cho công nhân tại khu công nghiệp, nhà máy do tỉnh Lào Cai tổ chức mới đây đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV…

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top