Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Nên tổ chức đơn giản nhưng ấm áp nghĩa tình

Chủ nhật, 07:10 15/11/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 20/11 đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Năm nay kỷ niệm tròn 38 năm dù tại nhiều nơi sẽ diễn ra đơn giản, tiết kiệm… Song, nhiều nhà giáo cho rằng, dù tổ chức như thế nào vẫn nêu bật được truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Nên tổ chức đơn giản nhưng ấm áp nghĩa tình - Ảnh 1.

Hình ảnh cảm động của giáo viên Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ, động viên với phụ huynh và học sinh khiếm thị trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Q.Anh


Tổ chức đơn giản, tiết kiệm tránh phô trương

Khác với mọi năm, dịp kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay không khí tại nhiều nơi có phần trầm lắng bởi năm học 2020 - 2021 dù mới diễn ra chỉ vỏn vẹn hơn 2 tháng song tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh đó liên tiếp là các cơn bão "đổ bộ" vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề đối với ngành Giáo dục nhiều tỉnh, thành. Do đó, tại nhiều nơi đã sớm có chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn tổ chức ngày kỷ niệm đơn giản, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2020 - 2021. Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo truyền thống hàng năm, các trường học tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, trong những ngày qua, cả nước đang cùng hướng về miền Trung, chia sẻ những đau thương, mất mát của nhân dân, giáo viên, học sinh các tỉnh chịu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị các đơn vị, trường học chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập trường trong trường hợp năm tròn (10 năm, 20 năm, 30 năm…) và được cơ quan quản lý cấp trên cho phép. Các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập trường được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Nội dung tổ chức ngắn gọn, không tổ chức kéo dài thành nhiều buổi, tập trung vào các hoạt động giáo dục truyền thống, tri ân các nhà giáo.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch tại đơn vị, trường học. Các hoạt động giao lưu, gặp mặt và hoạt động chào mừng khác (nếu có dự kiến) được tổ chức vào thời điểm thích hợp, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác tài chính, thu, chi, xã hội hóa. Tuyệt đối không để xảy ra việc lạm thu, vi phạm quy định về công tác tài chính trong quá trình tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng.

Đơn giản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống

Trước việc năm nay không phải năm chẵn, nên nhiều trường học sẽ tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở phạm vi nhỏ, là người nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, năm nay sẽ có nhiều nơi tổ chức đơn giản, ít các hoạt động… Tuy nhiên, theo tôi thấy, những ngày này dù ở phạm vi tổ chức thế nào cũng đều ý nghĩa và nêu bật được truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta, mà người thầy được xã hội ghi nhận, tôn vinh. Thực tế, ngày kỷ niệm này cũng không cần phải tổ chức quy mô lớn làm gì, bởi đây thực sự là ngày hội của nhà giáo, các thế hệ cùng tề tựu, chung vui. Nhất là những cựu giáo chức, họ rất háo hức trở về thăm lại nhà trường vào dịp này.

Cũng từ trải nghiệm của bản thân, GS.TS Phạm Tất Dong cũng cho rằng, dù vào năm chẵn hay lẻ thì ngày Nhà giáo Việt Nam đều được các cấp, ban, ngành, đoàn thể quan tâm và tổ chức các hoạt động. Vui nhất là những giáo viên đã về hưu, họ không quan trọng chuyện quà cáp, mà được gặp lại đồng nghiệp cũ, ôn lại kỷ niệm và cũng để gặp những đồng nghiệp hiện nay đang còn đứng trên bục giảng. Đây cũng là cơ hội để nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ, động viên của những nhà giáo kỳ cựu, truyền đạt lại kinh nghiệm "tiếp lửa" cho các giáo viên trẻ yêu nghề, tâm huyết với nghề.

"Thông thường ngày 20/11 diễn ra chủ yếu là trong ngày thường, học sinh vẫn đến trường học tập và giáo viên thực hiện công tác giảng dạy của mình. Dù đảm bảo công tác chuyên môn, song các trường cũng nên tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20/11, sắp xếp, bố trí thời gian để giáo viên tham dự đầy đủ, tổ chức ngắn gọn, thiết thực, sau đó giáo viên trở lại công việc dạy học bình thường. Đối với phụ huynh, dịp này cũng nên hỏi thăm, động viên giáo viên chứ đừng nặng nề về quà cáp vật chất, mất dần đi ý nghĩa ngày truyền thống. Có thể hướng dẫn các con viết thư, tự làm quà tặng giáo viên để gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã vất vả dạy dỗ con", GS.TS Phạm Tất Dong đưa ra lời khuyên.

Chia sẻ cảm nhận về Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Vào dịp 20/11 hàng năm, tôi được những sinh viên, bạn bè chúc mừng, tôi rất lấy làm vui và tự hào về nghề giáo. Đây là ngày vui của hàng triệu người Giáo viên, cựu giáo viên trên phạm vi cả nước. Nhưng đây cũng là dịp để nhắc nhở trách nhiệm của ngành Giáo dục, của nhà giáo đối với đất nước, với học sinh. Tôi thấy, vào ngày này đều có sự quan tâm của các cấp, các ngành, phụ huynh và học sinh. Theo tôi, những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã được giữ lại và phát huy một cách đầy đủ không chỉ qua ngày kỷ niệm và luôn có ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam".

Theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam nêu rõ: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành Giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Cũng theo Quyết định, việc tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4 quy định rõ, trong ngày 20/11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top