Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người già ở một mình: Đối mặt với trầm cảm

GiadinhNet - Theo ông Phạm Ngọc Trân, Trưởng ban Sức khỏe - Xã hội, Hội Người cao tuổi Việt Nam, người già sống một mình rất cô đơn, trống trải, có cảm giác bị bỏ rơi khiến tâm lý luôn bất an, dễ dẫn tới trầm cảm.

 
Sa sút về tâm lý

Lý giải về điều này, ông Trân cho rằng, người già thường có nhu cầu được chăm sóc, hòa nhập cộng đồng, mong muốn được sống khỏe, nâng cao hiểu biết và nhu cầu được vui chơi giải trí... Nếu người già không được đảm bảo các nhu cầu này sẽ dẫn tới sa sút về tâm lý.

"Người cao tuổi về hưu, nhất là những người sống một mình sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, thậm chí cảm thấy bị bỏ rơi. Người già ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc bạn đời mất dễ sinh ra tâm lý cô đơn hơn so với các cụ sống cùng con cái, còn bạn đời hoặc những người khác ở chung", ông Trân nói.

Bên cạnh đó, người cao tuổi, nhất là với những cụ già không có con cháu chăm sóc thường có tâm lý lo lắng, bi quan bởi cho rằng mình đã đến lúc như "ngọn đèn trước gió", "gần đất xa trời". Thực tế cũng đã có nhiều trường hợp người già chết mà không có ai hay. "Bên cạnh vấn đề tâm lý, người cao tuổi sống một mình cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân. Khi tuổi cao, sức khỏe suy giảm, họ sẽ phát sinh tính ngại, mọi thói quen thời trẻ nay bị sao nhãng, ít tiếp xúc với xã hội nên không cần phải vệ sinh, thay quần áo. Chính cách sống tạm bợ này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người già", ông Trân cho biết thêm.

Theo TS. Hoàng Mộc Lan, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch... thì vấn đề rối loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên. Tỷ lệ này càng cao với những người sống một mình.
 
Người già sống một mình rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh minh họa
 
"Xé rào" cô đơn bằng cách nào?

Theo thống kê của Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, hiện nước ta có 8,3% số người già sống cô đơn; 72,9% số người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn; trên 75% sống cùng con cháu, phần nhiều là phụ nữ đơn thân; khoảng 95% mắc các bệnh mà chủ yếu là bệnh mãn tính như xương khớp, hô hấp, tim mạch.

Theo BS. Nguyễn Mạnh Hoàn (BV Tâm thần ban ngày Mai Hương), trầm cảm là một bệnh phổ biến của mọi lứa tuổi, tuy nhiên người cao tuổi dễ mắc hơn. 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm, 1 - 2% bị trầm cảm điển hình. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt như sống trong các trung tâm điều dưỡng hoặc sống cô đơn. Với người cao tuổi cô đơn lại mắc thêm các bệnh như tiểu đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp.... thì tỷ lệ mắc trầm cảm có thể lên đến 20 - 35%.

Ông Phạm Ngọc Trân cho biết: Khi nhu cầu của người cao tuổi không được đáp ứng, cuộc sống căng thẳng, thiếu sự quan tâm chăm sóc từ con cái, người thân sẽ khiến họ dễ mắc trầm cảm. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do các bệnh ảnh hưởng đến trầm cảm như tim mạch, lao, ung thư, đột quỵ, tác dụng phụ của thuốc... Khi bị trầm cảm, người cao tuổi dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước đây. Họ thường hay lo lắng nhiều, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ.

BS. Nguyễn Mạnh Hoàn cho biết, người bị trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể bằng việc uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Khi bị trầm cảm, người cao tuổi nên đi khám để bác sỹ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Biện pháp quan trọng nhất để những người cao tuổi, nhất là người già sống một mình vượt qua các khủng hoảng tâm lý là không nên sống nhàn rỗi, cả ngày rầu rĩ trong 4 bức tường. Dù sống đơn độc một mình cũng nên tiếp tục tiếp xúc nhiều với xã hội, với nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau nhất là với thanh niên, hấp thu sức sống thanh xuân từ họ để tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung. Người cao tuổi nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở địa phương. Ngoài ra, còn phải tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khoẻ định kỳ để giữ sức khỏe ổn định.

Trong trường hợp con cái không sống cùng bố (mẹ) để bố (mẹ) già sống một mình thì cần quan tâm tới đời sống vật chất, tâm lý. Cố gắng cùng luận bàn về những thay đổi xã hội, về những vấn đề người già quan tâm, cách nhìn và thoả mãn cao nhất những mong muốn tâm lý bức xúc của người già.
Hà My
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vợ chồng 70 tuổi, lương hưu 35 triệu/tháng vẫn than thở cuộc sống chật vật: Tiền không mua được tất cả!

Vợ chồng 70 tuổi, lương hưu 35 triệu/tháng vẫn than thở cuộc sống chật vật: Tiền không mua được tất cả!

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Nhiều người mơ ước có được cuộc sống như hai ông bà nhưng thực tế thì "ở trong chăn mới biết chăn có rận".

Cô đơn tuổi 70, ông bố một con tìm bạn gái để kết hôn

Cô đơn tuổi 70, ông bố một con tìm bạn gái để kết hôn

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Ông từng kết hôn và có một con và sống độc thân từ năm 2015. Cuộc sống lẻ loi tuổi già khiến ông muốn đi thêm bước nữa...

Giữa tháng 5, có 4 con giáp được Thần Tài sủng ái, gia sự phồn vinh, tình duyên rộng mở

Giữa tháng 5, có 4 con giáp được Thần Tài sủng ái, gia sự phồn vinh, tình duyên rộng mở

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Vận may ập tới, giữa tháng 5, 4 con giáp này không chỉ kiếm được tiền mà còn gặp may mắn trong tình yêu, có thể bắt được bông hoa rực rỡ nhất trong biển hoa hữu tình.

Nghỉ hưu 67 tuổi, tôi kiên quyết lập 3 thỏa thuận khi được con gái đón về sống chung: Thái độ con rể rất đáng chú ý

Nghỉ hưu 67 tuổi, tôi kiên quyết lập 3 thỏa thuận khi được con gái đón về sống chung: Thái độ con rể rất đáng chú ý

Gia đình - 15 giờ trước

Nhìn cách con rể đối xử với mình khiến ông nhận ra, 3 thỏa thuận được lập ra là quyết định rất chính xác.

Về nhà sau gần chục năm tha hương, tôi bàng hoàng thấy cảnh trước sân

Về nhà sau gần chục năm tha hương, tôi bàng hoàng thấy cảnh trước sân

Gia đình - 17 giờ trước

Với tôi, ngôi nhà này không chỉ là nơi ở, mà còn là tổ ấm, là chốn neo đậu những ký ức về ba thuở sinh thời.

Chuyên gia tâm lý 'mách nước' cách hoá giải mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu, ai cũng nên biết để cửa nhà êm ấm

Chuyên gia tâm lý 'mách nước' cách hoá giải mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu, ai cũng nên biết để cửa nhà êm ấm

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu không chỉ khiến không khí gia đình căng thẳng mà còn khiến các ông chồng rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

5 cung hoàng đạo tính tình nóng nảy, dễ 'bốc hỏa'

5 cung hoàng đạo tính tình nóng nảy, dễ 'bốc hỏa'

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Mỗi cung hoàng đạo đều có những ưu điểm và các khiếm khuyết khác nhau. Và một số chòm sao thường bị dán nhãn là rất dễ nổi nóng.

Về hưu được 3 năm, tôi nhận ra số phận con người không thể 'né khỏi 4 chuyện: Trẻ nai lưng đi kiếm tiền, già cả nghỉ hưu chưa chắc được nghỉ ngơi!

Về hưu được 3 năm, tôi nhận ra số phận con người không thể 'né khỏi 4 chuyện: Trẻ nai lưng đi kiếm tiền, già cả nghỉ hưu chưa chắc được nghỉ ngơi!

Gia đình - 21 giờ trước

Khi về già mà vướng vào vòng luẩn quẩn sau đây, thì hạnh phúc hay chán nản là do chính chúng ta quyết định.

7 việc cha mẹ có con thành công thường làm, điều thứ 4 ít ai ngờ đến

7 việc cha mẹ có con thành công thường làm, điều thứ 4 ít ai ngờ đến

Nuôi dạy con - 22 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia giáo dục cho biết, không phải tự nhiên mà có những đứa trẻ lại đạt được kết quả học tập xuất sắc trong khi những em khác thì không.

Đi họp lớp, tôi bị bạn cũ chế nhạo vì đi xe đạp, mặc quần áo rẻ, dùng điện thoại 2 triệu: Thấy chiếc xe đến đón tôi, ai nấy đều nín lặng!

Đi họp lớp, tôi bị bạn cũ chế nhạo vì đi xe đạp, mặc quần áo rẻ, dùng điện thoại 2 triệu: Thấy chiếc xe đến đón tôi, ai nấy đều nín lặng!

Gia đình - 1 ngày trước

Trong buổi họp lớp cũ, dù bị bạn bè “chê cười” vì đi xe đạp, dùng điện thoại 2 triệu… nhưng người đàn ông này vẫn giữ thái độ rất bình tĩnh, không để những lời nói này ảnh hưởng đến trạng thái của mình.

Top