Người hay mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 thói quen
Một khi sức khỏe của tử cung bị tổn thương, người phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Cấu trúc cơ thể của nam giới và phụ nữ khác nhau. Chỉ phụ nữ mới có tử cung. Cơ quan này không chỉ có thể duy trì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng mà còn giúp tiết ra estrogen, từ đó duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Nhưng tử cung là một cơ quan đặc biệt mỏng manh có thể dễ dàng bị tổn thương.
Một khi sức khỏe của tử cung bị tổn thương, người phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa (bệnh ở vùng kín như viêm nhiễm âm đạo, nấm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...). Vậy nguyên nhân khiến tử cung của người phụ nữ dễ bị tổn thương dẫn đến bệnh phụ khoa là gì?
Phụ nữ hay mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 thói quen
Theo các bác sĩ tại hệ thống y tế Mayo Clinic (của Mỹ), nguyên nhân khiến nhiều chị em dễ mắc bệnh phụ khoa có thể do 4 thói quen sau đây:

1. Vệ sinh cá nhân kém
Các bệnh phụ khoa có liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vùng kín của phụ nữ tương đối ngắn nên dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Ví dụ, nếu vệ sinh cá nhân không đúng chỗ, đồ lót không được giặt sạch kịp thời thì sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn.
Không giữ vệ sinh trong chuyện tình dục cũng là tác nhân dẫn đến bệnh phụ khoa. Đặc biệt nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục còn dễ xảy ra vấn đề lây nhiễm chéo. Các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ quan sinh sản thông qua hành vi tình dục, dẫn đến viêm nhiễm và các vấn đề khác.
2. Mặc quần không phù hợp
Mặc đồ lót nylon hoặc quần tập yoga chật có thể cản trở sự di chuyển của không khí trong vùng âm đạo. Điều này có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn ở "vùng kín" và góp phần dẫn đến bệnh phụ khoa phát triển.
3. Tinh thần không tốt
Phụ nữ vốn sống tình cảm và dễ xúc động hơn nam giới. Trên thực tế, quá xúc động dễ dẫn đến bệnh tật. Thường xuyên rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, buồn bã, tức giận, trầm cảm... rất dễ gây ra một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ, trong đó rõ ràng nhất là kinh nguyệt không đều.
Yếu tố tinh thần cũng có quan hệ hai chiều với bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa mãn tính như đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều... cũng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi về tinh thần và cảm xúc, chẳng hạn như suy nhược tinh thần hoặc dễ xúc động.

4. Thói quen ăn uống kém
Hầu hết phụ nữ trẻ đều thích ăn đồ cay và lạnh. Ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ khiến tử cung bị "lạnh" và dễ gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể! Ngoài ra, một số chị em thường ngày nhiều, thức khuya, làm thêm giờ dẫn đến ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, từ đó gây ra các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang.
Phụ nữ nên làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa?
Theo các chuyên gia y tế tại bệnh viện Johns Hopkins, để giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, trước hết, cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh quần lót. Phụ nữ nên mặc đồ lót bằng cotton và không quá chật. Nên thay và giặt quần lót hàng ngày, phơi dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo sạch sẽ.
Thứ hai, có chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Bổ sung đủ đạm và vitamin có thể giúp chúng ta cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giúp chị em nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Thứ ba, chăm tập thể dục. Tập thể dục không chỉ có thể tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy sức sống của các mô và cơ quan trong cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất thải độc tố nhanh hơn. Ngoài ra. kiên trì tập thể dục cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng, từ đó giảm thiểu bệnh tật

Cuối cùng, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Các bệnh phụ khoa thường đi cùng chị em phụ nữ trong suốt cuộc đời, khó có thể nói là chữa khỏi hoàn toàn và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Lúc này, việc khám sức khỏe kỹ lưỡng hơn có thể bảo vệ cơ thể phụ nữ tốt hơn, phòng tránh được tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc chị em mắc bệnh phụ khoa không phải là hiếm, tuy nhiên nếu không kịp thời thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh sẽ càng tăng nặng. Nếu chị em muốn giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa thì phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, sinh hoạt thì mới thực sự mang lại kết quả. Việc điều trị bệnh đơn thuần thường chỉ là giải pháp tạm thời, giải quyết tận gốc nguyên nhân mới là lựa chọn đúng đắn nhất.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.