Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Ngày 8/3 phụ nữ đừng trông chờ quà
GiadinhNet - Ngày 8/3 Nguyễn Ngọc Tư không đợi quà. Mẹ nhà văn, chị gái nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng chưa từng được nhận hoa, quà hay lời chúc tụng từ người đàn ông của mình trong ngày 8/3 nhưng họ vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc.
Nguyễn Ngọc Tư chuyên viết thân phận phụ nữ nghèo
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019, và trong lĩnh vực truyền thông, sáng tạo có tôn vinh nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – một trong những người đem lại những giá trị và nguồn cảm hứng tích cực cho xã hội.
Đây là lần thứ hai Forbes Việt Nam công bố danh sách này, bao gồm các gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, khoa học giáo dục, hoạt động xã hội, truyền thông, nghệ thuật, sáng tạo và thể thao.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (bút danh Hoài An), sinh năm 1976, tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo, 15 tuổi đã nghỉ học phụ mẹ buôn gánh bán bưng... và đến với nghề viết.
Nhân vật trong truyện của chị hầu hết là phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn luôn chịu nhiều thiệt thòi, hay gặp trắc trở, bi kịch... Chị viết tất cả những điều nhỏ bé xung quanh, nên người miền Tây thấy gần gũi với văn phong của Tư, yêu những nỗi buồn nặng trịch để tự an ủi mình, từ đó tìm ra nguồn động lực mới.
Chị nói: “Tôi là kiểu người bi quan, mỗi sáng thấy đàn chim bay qua, lại nghĩ chiều nay có con trong bầy trúng đạn, không trở về. Tâm lý này cũng ảnh hưởng tới tác phẩm của tôi”.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Bạn đọc rất thích các tác phẩm của chị, giản dị, đầy chất Nam bộ và ẩn chứa trong đó triết lý sống của một đời người. Nhiều bạn đọc nói truyện và tản văn của chị buồn lảng vảng, khóc không khóc được. Mua sách của chị chỉ dám đọc chút ít vì đọc xong "nghe tiếng thở dài buồn mênh mang, nhỏ từng giọt nước mắt – vì chất thực tế trong văn, từng câu từng chữ, nhẹ nhàng, chậm rãi, không cầu kỳ, không màu mè, đọc độ nhẹ nhàng mà thấm, say lâu…
Đoạt giải thưởng văn học Đức - Liberaturpreis
Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 trao cho tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. - do Litprom - Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ Latin (Đức) tổ chức. Đó là giải thưởng văn học Đức duy nhất được trao tặng độc quyền cho các nhà văn nữ đến từ miền Nam toàn cầu. Ngoài giải thưởng, chị đã nhận 6.000 euro để thực hiện một dự án viết dành cho nữ giới.
Chị sẽ dùng một phần tiền của dự án này cho hai thư viện trường học, còn lại sẽ tài trợ cho một giải thưởng truyện ngắn viết về phụ nữ Việt Nam đương đại.
Nhưng mọi thứ mới là bắt đầu, và chị vẫn đang nghĩ cách. Chị ước mình có thể cho đi mà chẳng để lại tin tức gì, giống như những nhà thiện nguyện thật sự họ cho và chẳng nhớ đã cho gì. Và năm 2018 chị đã cùng NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh phát động cuộc thi truyện ngắn viết về phụ nữ “Một nửa làm đầy thế giới”.
Chị không thích nói về giải thưởng, cho đó là thứ nhà văn nên quên đi ngay lập tức, bởi ngay từ đầu chị viết không phải vì giải thưởng, mà chỉ vì muốn viết vì bị thôi thúc bởi những lời thì thầm bên trong.
Khi viết “Cánh đồng bất tận” chị không nghĩ cái cánh đồng heo hút ở một góc miền cuối đất một ngày nào đó lại được chuyển ra nhiều ngôn ngữ tiếp cận với bạn đọc quốc tế, được dịch giả Gunter Giesenfeld và Marianne chuyển ngữ sang tiếng Đức, đi xa tận trời Tây… Dịch giả chuyển ngữ sách rất “can đảm” chuyển ngữ, họ than thổ ngữ trong văn chị làm khó họ, bởi không gian trong tác phẩm của chị quá đặc trưng miền Tây Nam bộ, đặc biệt là vùng đất mũi Cà Mau.
Giải thưởng nào cũng là của ngày hôm qua. Ngày mai nhà văn là một kẻ tay trắng, nếu không viết thứ gì mới. Với chị, điều đáng sợ nhất của một người cầm bút là lười, ngủ quên với vinh quang (đôi khi vinh quang ấy là ảo tưởng của con ếch ngồi trong giếng). Chị cũng sợ những nhà văn tự hào về những thứ không thuộc về văn chương.

Nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm đoạt nhiều giải thưởng.
Ngày 8/3 phụ nữ đừng chờ được tặng quà
Ngày 8/3 Nguyễn Ngọc Tư không đợi quà... Chị nói điều này trong trang cá nhân với cái nhìn rất mạnh mẽ, độc lập, nhận được vô số lời chia sẻ của cả hai giới.
Chị chia sẻ, má chị cả đời sống ở nông thôn, chưa từng nhận hoa hay lời chúc tụng nào vào ngày 8/3, hay 20-10. Nhưng má không buồn. Đám ruộng má coi năm nào cũng trúng mùa hơn những đám ruộng trong xóm - vốn được chăm sóc bởi những ông nông dân thứ thiệt. Bà nhạy cảm với cây cỏ, nắng mưa, không chống chọi thiên nhiên mà nương theo nó. Má nổi tiếng coi trời giỏi, làm ruộng đoán định được thời tiết coi như chắc ăn một nửa mùa rồi. Nhiều người nể trọng má, ngóng coi má rục rịch làm gì với đám lúa để học theo. Chuyện gì có tay má là ngon lành cả.
Chị gái nhà văn lấy chồng về chợ đã 28 năm, chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào ngày 8/3, hay 20/10. Chị cũng không buồn. Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò. Chị giúp anh coi xưởng đồ gỗ, quản hơn hai chục nhân công, lúc rảnh còn thiết kế ra nhiều hoa văn, chi tiết khá đẹp. Đồ gỗ của xưởng anh chị vì vậy được ưa chuộng bởi tính độc đáo. Chị nói ít, không hay lườm nguýt nhưng làm gì chắc đó, nói gì chắc đó, vậy mà chuyện lớn nhỏ gì chồng cũng tham khảo, và nếu có tranh cãi cũng trên tinh thần tương kính. Chưa có việc gì mà chị phải trông chờ chồng, với cái lý do người ta hay viện đến “bởi mình là đàn bà mà...”.
Hai người phụ nữ này đã giải phóng mình rồi.

Trên mạng những câu được cho là đầy nữ quyền, kiểu như “bạn có thể biến đàn ông thành nô lệ chỉ với chiếc xương quai xanh gợi tình”, mắc cười vì rốt cuộc chị em vẫn cứ đánh giá cao đàn ông, vẫn cứ lao tâm khổ trí làm sao để đánh gục được họ, đè đầu cưỡi cổ họ. Rốt cuộc phụ nữ luôn nói rằng mình giỏi nhưng khi ra bãi gửi xe vẫn chờ người đàn ông nào đó dắt xe ra giùm. Chờ đợi, kiểu gì thì cũng dở, dù là chờ đợi một cử chỉ ga lăng của người khác.
Chị nghĩ rằng phụ nữ chỉ thực sự mạnh mẽ khi họ không còn ý thức cái - sự - phụ - nữ của mình nữa. Mở báo ra thấy viết về những người phụ nữ làm phụ hồ, làm cửu vạn, đạp xích lô... chúng ta hay kêu lên không thể như thế được, họ là phụ nữ mà, nhưng biết đâu người trong cuộc ấy vặn lại “sao lại không?”.
Chị thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi. Họ làm đẹp vì chính họ chứ không vì ánh nhìn của đàn ông, để quyến rũ đàn ông; họ làm việc vì họ muốn chứ không phải chứng tỏ mình cũng mạnh mẽ. Họ trèo thang tre xóc nóc lại mái nhà, bưng bê vô đất mấy chậu cây, đóng đinh lên tường treo mấy cái ảnh... Thích gã nào thì cứ chạy đến bảo em thích anh rồi đó, anh nghĩ sao? Trong đầu họ không có khái niệm trâu và cột.
Sống được như thế thì không phải ngồi chờ được tặng quà.

Nhiều người thích bài viết của chị, cho rằng: “Nam cần nữ, mà nữ cũng cần nam”. Cả nam và nữ, dù là ai, khi đã đến với nhau thì dù ít dù nhiều cũng có những bổ khuyết, tương trợ nhau để cùng sống, cùng làm việc, cùng yêu thương nhau chứ nếu dựa dẫm, chờ đợi, phụ thuộc tiêu cực thì như xuồng hai mái rụng một chỉ làm mỏi mê, chán chường, thiên lệch, kiệt quệ mà thôi...
Và Nguyễn Ngọc Tư tự tặng mình những gì gần gũi, thân thương nhất, đó có thể một lá thư viết dở, một ngã tư đã đi qua, một hồi ức dông gió hay đơn giản chỉ là một bông cúc trắng… Chị tự tặng mình một Buông thả để:
Nắm tay gió lạ
Chẳng hỏi nhà đâu
Nằm cho nước khỏa
Ngọt nhạt đáy sâu”…
Nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976), tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Đơi, tỉnh Cà Mau. Chị là hội viên trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, thơ. Chị là nữ nhà văn Việt Nam đầu tiên nhân giải thưởng Literaturpreis 2018. Tuổi U40, nhà văn đã sở hữu một sự nghiệp văn chương đáng kể, và nhiều thơ, tạp tạp bút. Đáng chú ý là:
“Ngọn đèn không tắt” - truyện ngắn đầu tiên được trao 3 giải: Giải Mai Vàng, Văn học tuổi 20, và giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các hội VHNTVN (2000-2001).
“Cánh đồng bất tận” đã làm dấy động văn đàn với những lời khen chê rầm rộ trong cả nước, được dịch ra tiếng Anh, Hàn, Thuỵ Điển và giành nhiều giải thưởng: Giải thưởng HNVVN (2006), Giải thưởng Văn học Asean (Đông Nam Á- 2008), Giải thưởng LiBeraturpreis 2018…
Hơn 1 thập niên qua “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”, đã làm hao tốn rất nhiều giấy mực của báo giới và độc giả trong và ngoài giới văn học. “Cánh đồng bất tận” được dựng thành phim bởi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010.
Uyển Hương

Cưới chạy bầu, người phụ nữ chết lặng khi nghe mẹ chồng lộ âm mưu trong một câu nói
Chuyện vợ chồng - 4 giờ trướcGĐXH - Tưởng mang thai thì mình được yêu thương và trân trọng hơn, ai ngờ cô gái trẻ lại trở thành "con mồi" trong một kế hoạch toan tính lạnh lùng của gia đình chồng.

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Một người không biết cách nói chuyện thường hay nói những lời dễ đắc tội người khác. Dưới đây là 5 kiểu nói chuyện dễ khiến bạn "xua đuổi" nhân duyên của chính mình, thậm chí là có thể rước họa vào thân.

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra
Gia đình - 9 giờ trướcTôi cười gượng, ngó qua thấy vợ cũng bấm tay ra hiệu cho tôi đừng phản bác.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcGĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 15 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 15 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 1 ngày trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 1 ngày trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.