Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận biết những đụng chạm "không an toàn" với trẻ

Thứ sáu, 09:22 09/11/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn của trẻ em đã khiến các em trở nên dễ bị thương tổn và dễ dàng bị xâm hại. Nguyên nhân của điều này là do người lớn thường ngại đề cập về tình dục với trẻ.

Ngày 8/11, Trung tâm Nghiên cứu sức khoẻ Gia đình & Phát triển Cộng đồng (CEFACOM) đã tổ chức hội thảo “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em – Từ lý luận đến thực tiễn”. Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia tâm lý đến từ Philippines, Malaysia, các nhà nghiên cứu xã hội học, tâm lý học của Việt Nam. Ông Nguyễn Mạnh Tề, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, bà Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam đã tới dự.

Cần trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn cho trẻ em

Trong những năm gần đây, tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em xảy ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Một số thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới, trong số 4 em gái thì có 1 em bị XHTD và trong khoảng 7 em trai thì có 1 em bị XHTD. Trong 85%  các trường hợp trẻ em bị xâm hại, nạn nhân quen biết kẻ xâm hại mình.

Việc nói chuyện với con em mình về XHTD có thể làm các bậc cha mẹ ngại ngùng. Nhưng nếu không trang bị cho trẻ các thông tin và kỹ năng an toàn cá nhân thì khả năng bị XHTD tăng lên rất nhiều. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên bảo vệ con em mình, nhưng chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả các mối nguy hiểm cũng như không thể luôn theo sát trẻ. Do đó, cần dạy cho trẻ có thể thực hiện một số các quy tắc làm tăng sự an toàn cho bản thân.

Để ngăn ngừa các tình huống không an toàn có thể xảy ra, việc các em trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về an toàn cá nhân là rất cần thiết. Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ cảm giác được yêu thương. Kẻ xâm hại cũng sử dụng những hình thức này để tiếp cận và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể phân biệt được đụng chạm “an toàn” và “không an toàn” bằng cảm nhận của chính mình.

Do đó, thầy cô, cha mẹ và người lớn cần bảo vệ trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ thông tin chính xác và rõ ràng về XHTD; giáo dục trẻ cách tự bảo vệ mình; khuyến khích trẻ kể lại bất cứ sự việc rắc rối nào và trình báo tất cả các trường hợp nghi  ngờ cho những người có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn của trẻ em đã khiến các em trở nên dễ bị thương tổn và dễ dàng bị xâm hại. Nguyên nhân của những điều này là do người lớn thường ngại đề cập về tình dục với trẻ và vì vậy, trẻ không có vốn từ  để nói về những điều đã và có thể xảy ra.

Chưa kể những thói quen trong giáo dục, trẻ em ít bày tỏ cảm xúc của mình. Chúng thường được dạy phải nghe lời cha mẹ và kính trọng tất cả những người lớn tuổi hơn một cách vô điều kiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ khó xây dựng được cho trẻ kỹ năng ra quyết định hay kiên định, làm mất đi các tín hiệu trực giác, điều mà trẻ cần có để tự bảo vệ mình và hiểu được việc gì đang diễn ra. Cuối cùng, sự xấu hổ làm các gia đình thường giữ kín chuyện con em mình bị XHTD.

Ngăn chặn tái phạm để giải quyết nạn XHTD

Theo bà Zenaida S. Rosales, Trung tâm Phòng chống XHTD trẻ em Philippines (CPTCSA) cho biết: “Trong quá trình cung cấp các dịch vụ phòng chống và tư vấn cho cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng, CPTCSA quan sát thấy những kẻ phạm tội XHTD trẻ em không chỉ có người lớn mà có cả trẻ em, thường là các em trai. CPTCSA đã quyết định cung cấp các dịch vụ can thiệp đối với trẻ em và thanh thiếu niên Philippines cùng với chương trình phòng chống  của trung tâm. Cách duy nhất thực sự chấm dứt XHTD trẻ em là ngăn chặn sự gia tăng số trẻ vi phạm”.

Ở những trẻ em có hành vi XHTD chúng thường phủ nhận trách nhiệm về những hành vi của mình hoặc đổ lỗi cho nạn nhân, hoặc vin vào hoàn cảnh của chúng trước khi hành vi bị phát hiện.

Đối với những trẻ có hành vi XHTD và đã từng bị xâm hại, 13,8% tự nhận là nạn nhân chứ không nhận là kẻ xâm hại. Những trẻ này cho rằng, những vấn đề trong hành vi xâm hại của chúng là kết quả  của việc chúng đã từng là nạn nhân bị xâm hại. CPTCSA xác định ưu tiên cho trẻ có hành vi XHTD là hành vi lạm dụng; Cơ sở của điều này là sự an toàn của nạn nhân, của trẻ có nguy cơ trở thành nạn nhân cũng như trẻ là kẻ xâm hại. Điều được coi là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ bị XHTD là ngăn chặn sự tái xâm hại.

Bà Zenaida S. Rosales cho rằng, nếu công luận và cộng đồng vẫn ngần ngại không thừa nhận sự tồn tại của những trẻ có hành vi XHTD thì sẽ khó chấm dứt được hành vi XHTD của trẻ đó. Khi trẻ bắt đầu có vấn đề, chúng sẽ không nhận được sự can thiệp cần thiết trong giai đoạn quan trọng nhất, thay vào đó lại phản ứng lại bằng cách cho rằng đó là hành vi bình thường hoặc vin vào sự tò mò, trẻ đang phát triển nên có thể coi những hành vi không phù hợp đó là có thể chấp nhận được. Không làm gì là một cách phản ứng không phù hợp trước những hành vi xâm hại tình dục và những hành vi không phù hợp của trẻ, cũng tương tự như vậy, các phản ứng thông thường như sự trừng phạt nghiêm khắc (cô lập, bêu xấu và bỏ tù mà không điều trị) là không thể chấp nhận được và sẽ phản tác dụng.

Trần Tuyết Chinh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Ba chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học

Gia đình - 16 giờ trước

Nam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Bố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

Top