Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn người bị đau mắt đỏ liệu có bị lây bệnh?

Thứ ba, 07:29 12/09/2023 | Bệnh thường gặp

Trước tình trạng bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh trong những ngày gần đây, nhiều người cho rằng, khi nhìn vào người bị đau mắt đỏ thì sẽ bị lây bệnh. Theo các chuyên gia y tế, đây là quan niệm sai lầm.

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua đâu?

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả nghiên cứu mới đây của phòng xét nghiệm thuộc Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và OUCRU, hai tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay tại TP Hồ Chí Minh là enterovirus chiếm 86% và tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chiếm 14%.

Nhìn người bị đau mắt đỏ liệu có bị lây bệnh? - Ảnh 1.

Bệnh nhi khám mắt tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BV

Trước quan niệm của dân gian là khi nhìn vào mắt của người bị đau mắt đỏ thì sẽ bị lây bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thơ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh khẳng định đây là quan niệm không đúng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thơ cho biết, bệnh đau mắt đỏ lây lan qua giọt bắn và nước mắt. Do đó, nếu đứng gần những người bị đau mắt đỏ và tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh sẽ bị lây bệnh chứ không phải nhìn vào mắt của người bệnh mà bị lây. Bên cạnh đó, nước mắt người bệnh có chứa siêu vi và khi người bệnh lấy tay dụi mắt, sau đó sờ lên mặt bàn, tay nắm cửa… người khác đụng vào thì có thể bị lây bệnh.

Tương tự, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, bệnh đau mắt đỏ là do virus sau đó có thể bội nhiễm thêm vi trùng. Bệnh lây qua đường hô hấp, chứ không phải nhìn vô mắt người bệnh sẽ bị bệnh. Bệnh cũng lây qua bàn tay bị dính chất tiết đường hô hấp người bệnh rồi sờ lên vùng mặt.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua nhiều cách, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nói chuyện, ôm hôn hoặc bắt tay…

Ngoài ra, bệnh có thể lan truyền thông qua các vật dụng nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi...; sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh như ao, hồ hoặc bể bơi cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh. Hơn nữa, thói quen sờ mắt, đặt tay vào mũi hoặc miệng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Theo các bác sĩ, bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Các biến chứng của bệnh viêm kết mạc thường gặp gồm: viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, suy giảm thị lực…

Bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chuyên khoa Mắt Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, triệu chứng thường gặp bao gồm mắt đỏ do xung huyết kết mạc, cộm xốn mắt như có cát trong mắt, kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, dịch tiết dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh - vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn), sáng ngủ dậy trẻ khó mở mắt. Bên cạnh đó trẻ có thể kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt nhẹ ...

Đặc biệt, trẻ có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc) gây chảy máu. Phương pháp điều trị hiện nay gồm rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9 %, nhỏ thuốc, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng cách hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh khuyến cáo 8 biện pháp người dân cần thực hiện để phòng bệnh đau mắt đỏ. Cụ thể: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang….

Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời; không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số lượt người bệnh đến các bệnh viện trên địa bàn thành phố khám vì viêm kết mạc (đau mắt đỏ) từ đầu năm đến nay là gần 72.000 lượt. Đáng lưu ý, số ca mắc trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm. Trong số mắc, khoảng 1/3 trường hợp là trẻ em ở tuổi đi học, số còn lại là người lớn. Ngành y tế cũng đã tìm ra 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ trong thời gian qua. Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích giải mã gene nhằm định danh chính xác kiểu huyết thanh và kiểu gene của các enterovirus và adenovirus gây bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Top