Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuôi" khiếm khuyết

Thứ năm, 13:59 01/06/2023 | Xã hội

GĐXH - Nhìn những đứa cháu không máu mủ hằng ngày phát triển chính là "Doping" cho niềm vui sống của những người bà đã bước sang tuổi thất thập.

Video: Những người bà đặc biệt ở trung tâm trẻ khuyết tật.

Chúng tôi đến thăm Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình một ngày cuối tháng 5 trời "đổ lửa". Những đứa  trẻ khiếm khuyết vẫn đang cùng bác sĩ, người thân và những người mẹ, người bà đặc biệt nỗ lực tập luyện phục hồi.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 2.

Trung tâm hiện là nơi chăm sóc và tập phục hồi cho 50 cháu nhỏ đa khuyết tật.

Ông Lê Quyết Chiến, Giám đốc Trung tâm cho biết, đơn vị được thành lập từ năm 2002, với sự tài trợ của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam trong thời gian 5 năm. Năm 2007, dự án kết thúc, kinh phí hoạt động không còn, tưởng chừng phải đóng cửa trung tâm. 

Bằng sự nỗ lực, các cán bộ nhân viên trung tâm đã kêu gọi được sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân. Từ ấy, trung tâm này đã có hành trình hơn 20 năm vì tương lai của những cháu nhỏ thiệt thòi. Hơn 200 trẻ khuyết tật rời trung tâm đã hòa nhập với cộng đồng, có một cuộc sống tươi sáng hơn.

Đồng hành cùng các con, các cháu từ những ngày trung tâm vừa thành lập, bà Nguyễn Thị Minh Lợi (74 tuổi) và bà Trương Thị Loan (69 tuổi) đã trở thành những người thân không máu mủ của trẻ khuyết tật. Hơn 20 năm, bao lớp trẻ khiếm khuyết cứ đến rồi đi, nhưng hình ảnh người bà, người mẹ "nuôi" vẫn âm thầm chờ trẻ ở trung tâm này.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 3.

Những nụ cười luôn nở trên mặt bà Lợi khi được đồng hành vì tương lai của những đứa cháu thiệt thòi.

Ông Chiến vui cười kể về 2 nữ "đồng đội" vì biết các bà sẽ ái ngại khi nói về bản thân. Bà Nguyễn Thị Minh Lợi từng công tác trong ngành y tại một trung tâm y tế địa phương. Sau khi nghỉ hưu, bà đã tình nguyện về trung tâm để đồng hành cùng những mảnh đời thiệt thòi, bất hạnh.

Còn bà Trương Thị Loan là một người phụ nữ "chân lấm, tay bùn", hơn 20 năm trước luôn hăng hái với trách nhiệm của công tá viên dân số và hoạt động ở Hội Chữ thập đỏ địa phương. Rồi bà đồng hành cùng trung tâm và những đứa con, đứa cháu "nuôi" khiếm khuyết đến ngày hôm nay.

"Ở đây tất cả là vì các cháu, các bà được hỗ trợ khoảng 500 ngàn/tháng, chủ yếu là để nộp vào điện thoại liên lạc với phụ huynh. Hai bà là những người gắn bó với tôi và trung tâm từ những ngày đầu, nhìn bao đứa trẻ có chuyển biến tốt, bắt nhịp được với cuộc sống chúng tôi đã cùng rơi nước mắt hạnh phúc", ông Chiến chia sẻ.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 4.

Mỗi cháu mỗi bệnh lý, mỗi cách chữa trị nên bà Lợi luôn nghi nhớ để đồng hành tốt cùng các cháu.

Bắt nhịp được với câu chuyện bà Trương Thị Loan kể, hơn 20 năm nay, bất kể nắng mưa, giá buốt, bà dậy từ sớm, trên con xe đạp đã sờn cũ đến chợ chọn những thực phẩm tươi ngon đưa tới trung tâm. Dù đi chợ nhưng bà phải có mặt ở trung tâm trước khi các cháu đến để đón và đưa các cháu vào khu vực điều trị, tập luyện.

"Người già thì ai cũng yêu trẻ con, với những cháu khiếm khuyết lại càng yêu thương và mong muốn giúp đỡ hơn. Vì Trung tâm mở cửa từ thứ tư đến chủ nhật, những ngày không đến trung tâm bà cũng dậy sớm theo thói quen. Việc chăm sóc và hỗ trợ tập luyện đã trở thành thói quen nên không ở trung tâm là cứ thấy nao nao nhớ các cháu", bà Loan chia sẻ.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 5.

Bà Loan luôn dành tình yêu thương to lớn cho những đứa cháu không máu mủ mang nhiều thiệt thòi.

Cũng như bà Loan, bà Lợi đã xem bao lớp trẻ khuyết tật như con, cháu trong nhà. Bà dành cho các cháu tình yêu nhiều đến mức chồng, con và cháu của mình đôi lúc phải ghen tị. Bà Lợi vẫn thấy có lỗi với cháu ruột khi chẳng thể ở bên nhiều hơn. Bà đã nhiều lần phải nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu không máu mủ thiệt thòi hơn. Những giận hờn vu vơ rồi cũng qua đi vì người thân hiểu, bà Lợi cũng như bà Loan muốn tình thương của mình rộng hơn nhưng họ không đủ sức.

"Với trẻ khuyết tật, việc chăm sóc phải kiên trì, phải dành tình thương đặc biệt với các cháu. Mỗi cháu có một bệnh lý, khuyết tật riêng, tùy từng trường hợp mà có hướng hỗ trợ, phục hồi. Với chúng tôi, giúp đỡ cho một gia đình, một cảnh đời, và giúp cho các em có một tương lai tươi sáng hơn đã là niềm vui sướng nhất rồi", bà Lợi cười nói.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 6.

Nhận được sự yêu thương, những cháu nhỏ luôn quấn quýt bên các bà "nuôi".

Ngày ngày nghe tiếng gọi chưa tròn vành nhưng trìu mến "mệ (bà) Lợi, mệ Loan ơi" từ những đứa cháu không máu mủ, những người bà "nuôi" lại có thêm sức sống ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy". Khi những người cháu đặc biệt lớn lên và đạt được những thành quả tưởng chừng không thể, những người bà, người ông ở trung tâm cảm thấy vui mừng hơn ai hết.

Được mẹ chở đến trung tâm để tập luyện, cháu Nguyễn Thị Trang tíu tít khoe thành quả của năm học tới các bà, các ông, cô chú với 6 điểm 10 các môn. Những ngày tâm luyện tại trung tâm, Trang đã nhận được rất nhiều tình cảm từ mọi người. Cháu cũng luôn cố gắng trong học tập và cuộc sống để đáp lại tình cảm ấy.

Nhờ chồng, con chăm cháu ruột để đến với những đứa cháu "nuối" khiếm khuyết - Ảnh 7.

Nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm và dành những tình cảm, món quà tới những cháu nhỏ thiệt thòi nơi đây.

"20 năm, một đời người cháu ạ. Những cháu đầu tiên đến với trung tâm giờ đây đã trưởng thành cả rồi. Có những cháu phục hồi tốt nay đã lập gia đình, có cuộc sống tốt. Không có cái mừng nào hơn khi thấy tình yêu thương của mình đã mang lại tương lai tốt đẹp cho các cháu", bà Loan chia sẻ.

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồngThái Nguyên: Nhiều hoạt động giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng

GiadinhNet - Thái Nguyên hiện có hơn 20.000 người khuyết tật. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương thông qua các hoạt động hỗ trợ, tạo sinh kế, những người khuyết tật đã vượt lên mặc cảm khiếm khuyết, tự tin hòa nhập cộng

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 7 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 7 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 9 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 10 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Top