Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những chuyển biến ngoạn mục

GiadinhNet - 50 năm qua, vượt qua bao thăng trầm, khó khăn, dưới sự lãnh đạo sát sao, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước; công tác DS-KHHGĐ của chúng ta đã gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.

Những năm qua, ngành Dân số đã rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đối tượng. Ảnh: Dương Ngọc

Bài học quí báu

Việt Nam đã triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch từ đầu thập kỷ 60- thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau một thời gian khá dài, công tác hạn chế sinh đẻ mới chỉ đạt kết quả ở mức độ nhất định, Nghị quyết của mỗi lần Đại hội Đảng toàn quốc đã đặt ra mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống mức 1,7%/năm.

Tuy nhiên, chưa có Nghị quyết nào đạt được mục tiêu đề ra trong thập kỷ từ 70 đến 90- thế kỷ trước. Cho đến đầu thập kỷ 90, cùng với việc chấn chỉnh bộ máy tổ chức thực hiện công tác DS- KHHGĐ, đồng thời áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo Chương trình mục tiêu Quốc gia; Từ đó công tác dân số ngày càng hiệu quả hơn.  Mục tiêu về tỷ lệ phát triển dân số của các Nghị quyết Đại hội Đảng đã được thực hiện. Đến tháng 4/2009, kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở đã cho thấy: Công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt thành tích vượt bậc.

Chỉ đơn giản so sánh với Indonesia sẽ cho thấy tầm quan trọng, hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số. Việc quản lý công tác dân số theo chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam vốn dĩ được học hỏi từ mô hình của Indonesia. Thời kỳ cuối thập kỷ 80- đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), chúng ta đã tổ chức rất nhiều đoàn công tác TƯ và địa phương sang thăm, học tập mô hình quản lý và thực hiện công tác DS-KHHGD ở Indonesia. Thời kỳ đó, ở Indonesia thực hiện công tác dân số theo Chương trình  mục tiêu quốc gia. Tỷ lệ phát triển dân số đã xuống gần mức sinh thay thế (khoảng 2,3 con/phụ nữ).

Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 năm, khi Indonesia thay đổi cơ chế quản lý công tác dân số theo hướng bỏ Chương trình mục tiêu và giao quyền cho các địa phương thực hiện theo định hướng từng tỉnh. Kết quả là tỷ lệ sinh tăng trở lại. Hiện nay đã tăng lên mức 2,8 con/phụ nữ. Mặc dù Tổng thống Indonesia phải ra hàng loạt sắc lệnh để "chữa cháy", hòng cứu vãn những thành tựu của công tác dân số, nhưng vẫn không đạt kết quả mong muốn.

Tại Việt Nam, với cơ chế quản lý ngân sách các địa phương như hiện nay, với những vấn đề mang ý nghĩa chính trị, định hướng vĩ mô, nếu cấp TƯ không quản lý và quyết định thì chắc chắn mỗi địa phương sẽ chỉ đạo theo mỗi hướng khác nhau, sẽ tạo ra "dàn nhạc lệch pha"- Kết quả: Sẽ vô cùng khó khăn để đạt mục tiêu chung của Quốc gia.

Một ví dụ khá điển hình là năm 2007,  khi thực hiện thay đổi bộ máy làm công tác dân số, do sự  chỉ đạo không cụ thể, rốt ráo nên  đã có hàng loạt mô hình tổ chức, quản lý khác nhau về công tác dân số ở các tỉnh. Hậu quả là tỷ lệ sinh tăng nhanh...

Con số ấn tượng

TS Nguyễn Văn Tiên.

Trong gần 20 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số, Nhà nước ta đã dành khoảng 8.400 tỷ đồng (quy đổi) cho công tác DS-KHHGĐ. Chúng ta đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trước thời gian.

Trong 20 năm với 8.400 tỷ đồng đầu tư chưa phải là nhiều so với nhiều chi phí khác (khoản tiền đó chỉ tương đương xây dựng 2 công trình cỡ như cầu Thanh Trì).Vậy mà chúng ta đã đạt được mỹ mãn định hướng Quốc gia: Hạ thấp và ổn định sự phát triển dân số. Nếu tính kinh tế (do kết quả làm hạn chế sinh đẻ gần 11 triệu người) thì số tiền tiết kiệm được phải gấp hàng chục lần số tiền 8.400 tỷ. Báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho thấy: Nếu đầu tư 1 USD cho công tác dân số thì tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Vì vậy, đó chính là một quyết định rất đúng đắn, sáng suốt khi tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ tiếp tục được thông qua. Đây chính là đòn bẩy cho công tác này gặt hái nhiều thành công hơn nữa!

Những năm qua, ngành Dân số đã rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đối tượng; rốt ráo duy trì tỉ lệ giảm sinh, giảm tối đa tỉ lệ chênh lệch giới tính...

Không một phút lơ là, chủ quan

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Khi một quốc gia đạt mức sinh thay thế, muốn giữ vững và ổn định, cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác KHHGĐ để tiếp tục giảm sinh nhằm đạt mức sinh thay thế một cách vững chắc.

Việc này lại càng cần thiết đối với Việt Nam- một xã hội còn ảnh hưởng rất mạnh bởi tư tưởng Nho giáo, quan niệm thờ cúng tổ tiên và cố có con trai "nối dõi tông đường".Giả sử nếu Quốc hội biểu quyết chấm dứt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số-KHHGĐ, giao quyền cho các địa phương thực hiện theo định mức chi thường xuyên, lập tức người dân sẽ hiểu một cách đơn giản rằng: "Nhà nước thôi không vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ nữa”(?!). Khi đó, tư tưởng "con cháu đầy đàn" sẽ thắng thế và tỷ lệ sinh chắc sẽ khó giữ ở mức thấp như hiện nay!

Vì vậy định hướng vận động KHHGD với thông điệp "Mỗi gia đình chỉ nên có hai con" phải được tiếp tục. Đồng thời Nhà nước  nên tăng cường thêm nguồn lực cho các vùng mức sinh còn cao (miền núi, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa..).

Bên cạnh đó còn rất nhiều thách thức mà ngành Dân số đang phải đối mặt như: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số thấp về thể lực cũng như trí tuệ, tỷ lệ người già ngày càng tăng... Ngoài công việc được giao, ngành Dân số cần phải linh hoạt, chủ động, có tham mưu kịp thời để tạo sự phối hợp liên ngành nhịp nhàng, hiệu quả cao nhất trong công việc.

Ý tưởng và định hướng chính sách về công tác sinh đẻ có kế hoạch đúng là có từ 50 năm qua. Nhưng thực sự có bộ máy và hệ thống cán bộ làm công tác dân số đầy đủ và đúng nghĩa thì mới được khoảng 20 năm (từ năm 1990 đến nay). Khoảng thời gian 20 năm, tuy không dài, nhưng đã đâm hoa kết trái, ngành Dân số đã thực sự hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả đáng nể. Cơ chế quản lý theo Chương trình mục tiêu Quốc gia đã góp phần làm nên thành tựu đó. Nhiều Đại biểu Quốc hội từ khóa 9 đến khóa 12 đã đánh giá cao về tính khoa học, minh bạch và hiệu quả của quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ- Đó cũng là lý do vì sao Liên Hợp Quốc tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.

> Hiện nay, vấn đề dân số còn nhiều thách thức cần phải giải quyết. Công việc này đòi hỏi sự vào cuộc của mọi cấp, ngành, sự đầu tư nguồn lực một cách xứng đáng nhất! Việc đặt công tác dân số ở vị trí phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

> Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ tiếp tục được thông qua. Đây chính là đòn bẩy cho công tác này gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

> Cơ chế quản lý theo Chương trình mục tiêu Quốc gia đã góp phần làm nên thành tựu đó. Nhiều Đại biểu Quốc hội từ khóa 9 đến khóa 12 đã đánh giá cao về tính khoa học, minh bạch và hiệu quả của quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ- Đó cũng là lý do vì sao Liên Hợp Quốc tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Tiên
(Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top