Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương
GiadinhNet - Bí quyết giúp anh em cụ Phướng sống trường thọ chính là biết điều chỉnh cuộc sống hợp lý, không gây áp lực để tư tưởng được thoải mái.
Chúng tôi đến thăm gia đình hai cụ song sinh Nguyễn Văn Phướng và Nguyễn Văn Phiếm (SN 1928) khi cụ Phướng đang chuẩn bị nấu cơm buổi chiều. Đây là hai anh em song sinh trong gia đình có 5 anh em gần trăm tuổi thuộc dòng họ Nguyễn Văn ở thôn Đồng Tái, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc (Hải Dương).
Vì bị nặng tai, nên thấy có khách đến, cụ Phướng đi tìm người con trai Nguyễn Văn Phương (53 tuổi) về tiếp khách.
Ông Nguyễn Văn Phương (con trai duy nhất cụ Phướng) cho biết: "Do ngày trước bố tôi bị thực dân bắt tù đày và tra tấn cho nên mấy năm gần đây, hai tai của bố tôi không nghe được gì, do đó khi nhà có khách, cụ đều tìm tôi về để trò chuyện”.

Hai anh em song sinh cụ Phiếm (áo trắng) và cụ Phướng (áo xanh). Ảnh: Đ.Tuỳ
Năm 1950, cụ Phướng xây dựng gia đình với cụ bà Nguyễn Thị Tường (SN 1929) là người cùng quê. Đến tháng 12/1951, cụ lên đường tòng quân đánh giặc và đóng quân tại Thái Bình. Hơn 1 năm sau, trong trận chiến đấu giáp lá cà ở huyện Duyên Hà (cũ), cụ bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại 4 nhà tù, nhà máy chai Nam Định, Đoàn Xá (Hải Phòng), nhà Tiền (Hà Nội) và nhà tù Hạnh Thông Tây (Sài Gòn). Trong suốt thời gian đó, cụ bị kẻ địch tìm mọi cách tra khảo, nhưng cụ nhất định không khai cơ sở Cách mạng.
"Lúc tôi ở trong tù, các tù chính trị thành lập tổ chức bí mật và bầu tôi làm Tiểu đội trưởng, tổ trưởng tổ bảo mật liên lạc để đấu tranh với quân địch. Nhiều lần bị địch tra tấn tôi tưởng không qua khỏi, nhưng nghĩ đến đồng đội và Cách mạng, tôi lại càng quyết tâm hơn", cụ Phướng cho biết.
Sau khi được thả tự do và về địa phương sinh sống, cụ Phướng được giao nhiệm vụ làm Trung đội trưởng trung đội dân quân, đội trưởng ngành nghề của xã và nhiều cương vị khác nhau ở thôn. Có những lúc cụ quản lý cả một đội thợ xây nhiều nhất vùng để đi xây dựng. Đến năm 1989, cụ nghỉ công tác và ở nhà cùng con cháu.

Lý lịch quân nhân cụ Nguyễn Văn Phướng. Ảnh: Đ.Tuỳ
Ngồi bên cạnh cụ Phướng là người em song sinh Nguyễn Văn Phiếm. Khác với người anh, cụ Phiếm ít nói, hay cười nhưng trầm tính. Cụ Phiếm cho biết: "Khi bố mẹ mất, tôi về nhà ở cùng với anh cả và các em. Đến năm 18 tuổi, tôi tham gia đội du kích của xã, sau đó gia nhập gia phong trào hợp tác xã, lấy vợ sinh con và làm nông nghiệp tại địa phương. Hiện tại, tôi có 9 người con (3 trai, 6 gái), 24 cháu nội ngoại và vợ chồng tôi ở với người con trai út".
Nói về hai cậu ruột của mình, ông Nguyễn Bá Minh (80 tuổi, cháu ruột con chị gái lớn) cho hay, mặc dù là anh em song sinh, nhưng hai cụ lại có tính cách khác nhau hoàn toàn. Cụ Phiếm ít nói, hiền lành, đông con nhiều cháu và đôi lúc vẫn uống rượu. Còn cụ Phướng sinh được 1 người con, tính cách sôi nổi, tham gia nhiều hoạt động, phong trào của địa phương, cụ rất khéo tay và không bao giờ hút thuốc hay uống rượu.
Ông Phương cho biết: "Nếu như bằng tuổi hai cụ mà khoẻ mạnh thì ở trong làng này hầu như không còn. Đặc biệt, nhiều năm nay tôi chưa thấy hai cụ ốm đau phải đi bệnh viện điều trị bao giờ. Cách đây khoảng 20 năm, cụ Phiếm có mổ tuyến tiền liệt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Khi mổ xong cụ khoẻ bình thường và có phần nhanh nhẹn hơn trước".

Hai anh em cụ Phướng rất thích đọc báo. Ảnh: Đ.Tuỳ
Tuy tuổi cao và có nhiều điểm khác biệt, nhưng hai cụ có nhiều sở thích giống nhau, từ việc thích đến nhà nhau chơi, ngồi trò chuyện đến việc thường xuyên xem sách báo và tin thức hàng ngày. "Ngày nào chúng tôi không đọc báo thì lại nghe đài để biết tình hình thời sự và nghe những thông tin dành cho tuổi già. Đây là thói quen không chỉ chúng tôi mà các anh em tôi trong gia đình đều thích. Có lẽ, chính điều này đã giúp chúng tôi có được nhiều thông tin bổ ích và tinh thần được sảng khoái", cụ Phiếm chia sẻ.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Thống Kênh cho hay, trong số 5 anh em ruột nhà cụ Nguyễn Văn Hướng, thì cụ Phướng và cụ Phiếm là đặc biệt nhất. Vì hai cụ sinh đôi nhưng nhiều thứ không giống nhau. Có điều lạ là không thấy các cụ và con cái to tiếng mâu thuẫn bao giờ, ai cũng hài hoà đoàn kết và sống khoẻ. Thậm chí, bố mẹ thân sinh ra các cụ khi mất cũng nhiều tuổi nhất làng này.
"Tôi nghĩ rằng bí quyết giúp anh em cụ Phướng sống trường thọ chính là biết điều chỉnh cuộc sống sao cho hợp lý, không gây ra áp lực để tư tưởng luôn được thoải mái", ông Dương cho biết.
Một số hình ảnh về anh em song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương:


Do bị địch bắt tù đầy khiến cho cụ Phướng không còn nghe được nhiều năm nay


Hằng ngày, hai anh em cụ sang chơi và nói chuyện với nhau như người bạn thân


Tuy tuổi cao nhưng các cụ rất thích đọc báo


Trong cuộc sống hàng ngày, chưa bao giờ thấy các cụ mâu thuẫn với nhau


Niềm vui lớn nhất của các cụ lúc này là quây quần cùng con cháu

Và anh em ruột thịt của mình

Xem hai anh em cụ Phiếm đọc báo
Bài, ảnh, clip: Đức Tuỳ

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 1 giờ trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ
Gia đình - 13 giờ trướcBị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào
Gia đình - 20 giờ trướcKhoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 20 giờ trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTừ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Con gái vỡ òa báo tin tìm thấy mẹ mất tích khi đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội
Gia đình - 1 ngày trướcNhờ sự lan tỏa của cơ quan truyền thông, mạng xã hội, người mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi mất tích đã có cuộc đoàn tụ đầy bất ngờ với người thân.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.