Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hệ lụy từ sự khác biệt mức sinh

Thứ tư, 11:11 11/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Dân số và nguồn nhân lực luôn được coi là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ gia tăng dân số đã và đang đặt ra những vấn đề rất nghiêm trọng đe dọa sự phát triển của nhiều nước có dân số quá đông, đồng thời tạo nên những sức ép mới cho môi trường chung của trái đất. Nhằm giúp độc giả có cái nhìn bao quát, hiểu rõ hơn về những thách thức mà công tác DS - KHHGĐ Việt Nam đang phải đối mặt trong thời kỳ mới, từ số này, Báo GĐ&XH sẽ khởi đăng loạt bài: "Dân số - những chuyện không thể thờ ơ".

Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và liên tục giữ vững tổng tỷ suất sinh (TFR – số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở mức dưới 2,1 con trong vòng gần 10 năm qua. Tuy nhiên, mức sinh còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền, đòi hỏi phải có bài toán đặc thù cho sự phát triển bền vững của từng vùng miền cũng như sự phát triển chung của cả nước.

 

Cán bộ dân số quận Hoàng Mai (Hà Nội) truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số quận Hoàng Mai (Hà Nội) truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc

 

Nơi cao, nơi thấp

Xét trên bức tranh toàn cảnh, hơn 50 năm qua, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam liên tục giảm, từ 6,39 con (năm 1960) xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế. Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học, chúng ta đã tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với mức độ sinh ổn định, bền vững như vậy, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ sinh. Tuy nhiên thực tế, con số này chưa phản ánh đúng bản chất ở Việt Nam, mức sinh ở nước ta không đồng đều theo từng vùng. Bởi trong “bức tranh” mức sinh đó, còn rất nhiều “mảng màu” khác biệt. Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 - 1,6 con). Một số tỉnh cũng đang trong tình trạng mức sinh thấp như TPHCM (1,33 con); Đồng Tháp (1,57 con); Cần Thơ (1,58 con); Cà Mau (1,62 con); Bình Dương; Bà Rịa - Vũng Tàu (1,7 con)... Tổng tỷ suất sinh như các tỉnh này hiện tương đương với Hàn Quốc, Singapore - những nước đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh chóng.

Nếu Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với mức sinh thấp (thậm chí rất thấp) thì những tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao và đang phải “oằn mình” kiên trì giảm sinh. Nếu tỷ suất sinh thô cả nước hiện là 16 - 17%o thì tỷ suất sinh ở các tỉnh này lên đến gần 30%o. Nhiều tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đắk Lắk… có TFR ở mức trên, dưới 3 con. Thậm chí có những nơi, người dân sinh tới 6 – 7 người con. Do đó, ở những tỉnh này, muốn TFR giảm được từ 3 con xuống 1,8 con là con đường dài, gian nan và vất vả. Chính vì vậy, việc duy trì mức sinh thấp hợp lý là giải pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay, giúp chúng ta có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Duy trì mức sinh thấp hợp lý

Trước những mảng màu khác biệt đó, công tác DS-KHHGĐ đã đặt ra những giải pháp quan trọng. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhấn mạnh đến việc “chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số” với phương án duy trì mức sinh thấp hợp lý.

Câu hỏi được đặt ra là mức sinh thấp hợp lý là bao nhiêu? Khi chúng ta áp dụng phương án này, liệu có rơi vào tình trạng số con của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ dần thấp đi rồi rơi xuống ngưỡng quá thấp, để rồi không thể “kích cầu” sinh đẻ được như câu chuyện của một số nước đang gặp phải? Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã đề xuất với Chính phủ TFR hợp lý cố gắng duy trì 1,8 – 2 con, không để TFR tăng lên nhưng cũng không để rơi xuống quá thấp. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 – 1,4 con sẽ không có cách gì nâng lên được. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã – đang –sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công vực mức sinh lên một khi đã rơi xuống thấp. Nhìn chung trên cả nước, TFR 2,1 là hợp lý và chúng ta cố gắng duy trì từ nay đến 2020 từ 1,8 – 2 con.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên mức sinh còn cao, cần giảm mạnh và sớm đạt mức sinh thay thế để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng dân số. Trong khi đó, một số tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh đã xuống khá thấp. Đặc biệt TPHCM, TFR khoảng 1,3 – 1,4 con, nếu giảm nữa sẽ khó đạt được mức sinh thay thế. Đây là điều rất đáng báo động, nhiều người ở TPHCM chỉ sinh 1 con, trong khi tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh đang có xu hướng tăng. Do đó, ngành dân số TPHCM đã đưa ra và đang truyền thông khẩu hiệu: "Mỗi phụ nữ hãy sinh đủ 2 con".

Kiểm soát mức sinh trong quy mô dân số hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp nên kế sách cũng cần đa dạng để phù hợp thực tiễn. Những chương trình, kế hoạch cụ thể đã và đang được triển khai một cách tích cực để từng bước khắc phục những mất cân đối trong cấu trúc dân số, cùng với đó là góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.   

 

Duy trì mức sinh thay thế - Nhiệm vụ không dễ dàng

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Sau Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê đã đưa ra ba kịch bản khác nhau về mức sinh ở Việt Nam. "Thực ra là có bốn phương án nhưng tôi chỉ nói về ba phương án chính, gồm phương án mức sinh cao, mức sinh thấp và mức sinh thấp hợp lý. Đây là cơ sở để chúng ta hoạch định chiến lược dài hạn, cùng hệ thống các giải pháp thực hiện phương án mục tiêu được chọn. Với phương án mức sinh cao, nếu mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh có thể lên tới 2,3 - 2,5 con/phụ nữ thì sau năm 2049, quy mô dân số ở nước ta đạt cực đại ở mức quá cao (khoảng 130 - 140 triệu người), mật độ dân số cao, khoảng 400 người/km2. Kịch bản ngược lại, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp và tổng tỷ suất sinh chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ (vào khoảng năm 2049), quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại khoảng 95 - 100 triệu người. Kịch bản thứ ba, đó là duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý, với tổng tỷ suất sinh khoảng từ 1,9 -2,0 con/phụ nữ thì quy mô dân số nước ta sẽ chỉ đạt mức cao nhất khoảng 115 triệu người vào năm 2049", ông Tân cho hay.

  (Còn nữa)

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top