Những loài vật có khả năng 'bỏ thuốc mê' khiến con mồi không kịp trở tay
Những loài vật này dù bé nhỏ nhưng lại có khả năng tiết ra một loại “thuốc mê” đặc biệt khiến kẻ thù hay con mồi của chúng bị tê liệt.
Những loài sinh vật dưới đây sẽ khiến nhiều người bất ngờ vì khả năng tiết ra loại độc gây ảo giác.
Thứ nhất, cóc sa mạc Sonoran

Loài cóc này có thể tiết ra chất độc gây ra ảo giác. Ảnh: HOLGER KRISP
Loài cóc này sống chủ yếu ở sa mạc Sonoran, Tây Nam nước Mỹ và phía Bắc của Mexico. Theo các chuyên gia, tất cả các loài cốc đều tiết ra chất độc từ da của chúng. Loại chất độc này đóng vai trò hỗ trợ cho cơ chế tự vệ của loài vật này.
Cóc sa mạc Sonoran (Incilius alvarius), còn được gọi là cóc sông Colorado, một trong những loài cóc lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Loài cóc này có khả năng tiết ra một loại enzym biến đổi bufotenine, một hợp chất mà nhiều loại cóc khác cũng tạo ra, thành 5-MeO-DMT. Đây là một chất gây ảo giác mạnh có liên quan đến chất gây ảo giác DMT.
Khi gặp nguy hiểm, một con cóc sa mạc Sonoran có thể phun ra hỗn hợp chất độc có chứa 5-MeO-DMT từ tuyến mang tai nằm ngay sau mỗi mắt và tuyến ở chân của nó. Khi động vật săn mồi cố tình tấn công và nuốt phải với số lượng lớn, chất độc của loài cóc này sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, hôn mê, ngưng tim và thậm chí là dẫn tới tử vong.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc nguyên nhân vì sao cóc sa mạc Sonoran lại có thể tạo ra 5-MeO-DMT, bởi chúng là loài cóc duy nhất tạo ra hợp chất này.
Thứ hai, kiến gặt California

Kiến gặt California có thể tiết ra chất gây ảo giác. Ảnh: Derek Uhey
Loài kiến này sống ở Tây Nam nước Mỹ và phía bắc Mexico. Trên thực tế, nọc độc của kiến gặt California (Pogonomyrmex californicus) được tạo thành từ các enzyme. Tuy nhiên, người bản xứ ở miền trung của California lại từng ăn chúng trong các nghi lễ tôn giáo. Họ thậm chí sẽ nuốt chửng hà trăm con kiến sống ở trong các quả cầu cuộn từ lông chim đại bàng. Đương nhiên, những người này sẽ bị kiến đốt từ bên trong.
Theo nhà côn trùng học Justin Schmidt tại Viện Sinh vật học Tây Nam và Đại học Arizona ở Tucson (Mỹ), cơn đau do bị nhiều con kiến đốt cùng một lúc rất dữ dội, xuất hiện từng đợt. Ngoài ra, do thời tiết lạnh, nhịn ăn, mất ngủ nên một số trường hợp bị kiến gặt California đốt còn gây ra tình trạng ảo giác ở người.
Thứ ba, cá Salema

Cá mơ có thể gây ra ảo giác cả về hình ảnh và âm thanh cho người ăn phải. Ảnh: FLICKR
Salema (Sarpa salpa), hay còn gọi là cá mơ, sống ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới, từ ven bờ biển Đại Tây Dương ở châu Phi tới vùng biển Địa Trung Hải.
Theo các chuyên gia, cá mơ là loài cá có thể gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh khi ăn phải, mặc dù các trường hợp này rất hiếm gặp. Trên thực tế, có hai ca ngộ độc cá gây ảo giác được ghi nhận vào năm 2006 trên tạp chí Clinical Toxicology. Trong đó, có một trường hợp người đàn ông ăn cá mơ nướng và gặp ảo giác về các loài vật la hét, động vật chân khớp khổng lồ ở xung quanh xe.
Các triệu chứng này biến mất khoảng 36 giờ sau khi bệnh nhân ăn thịt, cá. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa biết hợp chất nào gây ra ngộ độc. Nhà sinh vật học tiến hóa Leo Smith tại Đại học Kansas ở Lawrence, người có nghiên cứu về lịch sử và sự phân hóa của cá, cho biết rằng ông và các chuyên gia khác nghi ngờ rằng hợp chất gây ngộ độc là phụ phẩm từ chế độ ăn của loài cá này.
Thứ tư, ếch khỉ

Ếch khỉ có thể gây tiết ra chất độc khiến kẻ thù bị nôn mửa, co giật và thay đổi chức năng tim. Ảnh: FLICKR
Đây là loài ếch sống ở lưu vực Amazon tại Nam Mỹ. Các chuyên gia cho biết, dù độc tố của ếch khỉ (Phyllomedusa bicolor) không gây chết người như một số loài ếch khác, nhưng nó có thể gây ra ảo giác. Đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu về kambo, tên của chất độc do ếch khỉ tiết ra, có được coi là chấy gây ra ảo giác hay không.
Ngoài ra, chất tiết ra từ da ếch còn được các bộ lạc tại phía Tây Nam Amazon, dùng làm chất kích thích ở trong các nghi thức của pháp sư trong suốt nhiều thế kỷ. Chất này thậm chí còn được dùng để bôi lên vết bỏng nhỏ và nông trên cơ thể nhằm tăng sức chịu đựng cho các thợ săn.
Điều kỳ lạ là khi các "kẻ săn mồi" cố gắng tìm cách ăn thịt ếch khỉ, kambo được tiết ra từ cơ thể ếch và có thể khiến kẻ thù bị nôn mửa, co giật và thậm chí là thay đổi chức năng tim. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm cách giải mã các hợp chất đặc biệt này nhằm lý giải hiệu ứng.
Tuy nhiên, họ biết ếch khỉ tạo ra hơn 200 đoạn protein ngắn có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể. Chính vì vậy, một số trong đó còn có tiềm năng được dùng làm thuốc trong tương lai. Một số thành phần trong chất độc của loài ếch này có thể được sử dụng trong việc điều trị ung thư và AIDS.

Khủng hoảng khí hậu đe dọa quyền con người
Chuyện đó đây - 1 giờ trướcCuộc khủng hoảng khí hậu đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền con người cơ bản, đặc biệt là quyền được sống.

Bức tượng cao 2,8m mọc lên giữa khu di tích trọng điểm: Chính quyền vào cuộc
Chuyện đó đây - 10 giờ trướcMột người đàn ông ở Tứ Xuyên đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc chấn động khi tự tay chạm khắc bức tượng đá khổng lồ mang hình hài nửa giống Phật, nửa giống Ultraman.

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột con trâu giống Banni đã được bán với giá lên tới 430 triệu đồng, làm nổi bật giá trị cao cấp, sức mạnh và khả năng sản xuất sữa của giống trâu này.

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcGiữa mùa hè khắc nghiệt, những khu ổ chuột chật chội ở Seoul như biến thành “lò thiêu” khi nhiệt độ trong phòng lên tới hơn 40 độ, kể cả bật quạt cũng chỉ thổi ra hơi nóng.

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcCảnh tượng ngoạn mục và không tưởng đã khiến mọi người choáng ngợp.

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNhật Bản là nơi hoàn hảo để biến mất.

'Nghịch lý ông nội' có thể không tồn tại, nhưng du hành thời gian thực sự có thể xảy ra
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcDu hành thời gian tưởng chừng chỉ là mơ mộng viễn tưởng, nhưng những lý thuyết vật lý hiện đại như đường cong thời gian khép kín và nguyên lý tự nhất quán đang dần hé lộ khả năng vượt thời gian mà không làm đảo lộn lịch sử.

Tại sao chỉ ngủ trưa một chút mà bạn có thể 'ngộ' ra điều chưa từng thấy?
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcTheo một nghiên cứu mới, một giấc ngủ ngắn 20 phút có thể tăng cơ hội đột phá sáng tạo của bạn.

“Thành phố của những nữ vương” 9.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcDNA cổ đại từ các ngôi mộ thời đại đồ đá ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài hàng thập kỷ về thành phố cổ Çatalhöyük.

Phát hiện đại dương thứ 6, chứa lượng nước gấp 3 lần tổng lượng nước của 5 đại dương cộng lại, nhưng không phải dạng lỏng
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcLàm sao các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra đại dương thứ 6 này? Câu trả lời nằm ở những cơn rung chuyển và chấn động không ngừng mà hành tinh của chúng ta đang trải qua.

Nhặt chiếc thùng nhựa gần bãi rác, người phụ nữ hoảng hốt khi nhìn thấy 9,5 tỷ đồng
Chuyện đó đâyMột người phụ nữ sống ở Thái Lan tình cờ nhìn thấy một thùng nhựa bị bỏ tại khu vực xử lý rác. Khi mở ra, cô bất ngờ với số tiền lớn bên trong.