Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Táo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.
Táo bón là đi tiêu ít hơn ba lần một tuần và ít thường xuyên hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi hệ thống đào thải của cơ thể hoạt động trở lại.
Phụ nữ sau sinh thường ít vận động, nằm một chỗ, lại hay bị căng thẳng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ làm ức chế nhu động ruột và gây táo bón.
1. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, táo bón thường là hiện tượng bình thường nhưng gây khó chịu, có thể do một số yếu tố liên quan đến những gì đang xảy ra với cơ thể trước, trong và sau khi sinh gây ra.

Phụ nữ sau sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân.
Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón sau sinh bao gồm:
Sinh mổ : Có thể mất từ 3 đến 4 ngày để hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau ca sinh mổ.
Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu : Việc kéo căng xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể khiến cơ thể khó cử động ruột.
Cơ thể mất nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể xảy ra do không uống nước trong quá trình chuyển dạ hay nếu bị nôn hoặc mất máu, làm chậm quá trình đào thải của cơ thể.
Thay đổi nội tiết tố : Những thay đổi nội tiết tố, bắt đầu khi đang mang thai và điều chỉnh nhanh chóng ngay sau khi sinh, có thể làm chậm chức năng ruột.
Bổ sung sắt : Nếu bị thiếu máu sau sinh con thường bổ sung sắt cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn trong vài ngày làm chậm quá trình đi ngoài gây táo bón nên cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lượng nước uống.
Đau đáy chậu: Nếu bị đau ở vùng đáy chậu sau khi rạch tầng sinh môn hoặc do bệnh trĩ sau sinh, do căng (hoặc rách) trong khi sinh gây đau. Điều này có thể khiến vô thức hoặc cố ý tránh rặn dù chỉ một chút khi bạn thực sự cần đi, do đó táo bón có thể không phải là vấn đề về thể chất mà là vấn đề về tinh thần.
Việc siết chặt các cơ vòng ở mông cũng có thể xảy ra mà bạn không nhận ra. Phản ứng vật lý tự nhiên này có thể dẫn đến táo bón.
Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ : Thuốc gây tê làm chậm quá trình tiêu hóa.
2. Điều trị táo bón sau sinh
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân để điều trị, chứng táo bón có thể sẽ hết trong vòng vài ngày đến một tuần sau khi sinh. Nếu bị táo bón, bác sĩ cho dùng thuốc làm mềm phân sau khi sinh. Ngoài sử dụng thuốc, BS. Tuấn Anh gợi ý các biện pháp khắc phục tại nhà:
Uống nhiều nước: Cố gắng uống 8 đến 10 ly mỗi ngày có thể là nước ấm hay trà thảo dược đều rất tốt khi bị táo như trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà rễ cam thảo... Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ thêm vào chế độ ăn uống sẽ hấp thụ lượng nước uống vào. Điều này làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.
Đừng bỏ qua cảm giác muốn đi cầu: Dù có thể sợ đau, nhưng việc nhịn đại tiện sẽ khiến phân cứng hơn. Cố gắng đi tiêu khi cảm thấy muốn nhưng đừng rặn mạnh vì có thể gây ra bệnh trĩ.
Ăn uống đầy đủ: Thực phẩm giàu chất xơ có thể là biện pháp bảo vệ tốt nhất. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu, trái cây và rau tươi là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa vận động.
Vận động nhẹ: Sau sinh mổ thường thấy đau nhưng đi bộ chậm, nhẹ nhàng có thể giúp đi ngoài tốt hơn.
Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn: Giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ…
Nếu có thể, phụ nữ sau sinh có thể vật lý trị liệu vùng chậu từ 4 đến 6 tuần.
Táo bón sau sinh là một vấn đề phổ biến đối với các bà mẹ mới sinh. Tất cả những thay đổi trong cơ thể khi mang thai và sinh nở có thể mất một thời gian để điều chỉnh lại sau khi sinh con. Hầu hết táo bón sau sinh sẽ tự khỏi, có thể chỉ cần những thay đổi nhỏ đối với chế độ ăn uống và kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Nếu sau một vài tuần, vẫn chưa thấy thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể dừng hoặc thay đổi một số loại thuốc để giúp thoát khỏi táo bón.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcDinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcThuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTheo chuyên gia, có nhiều thực phẩm đơn giản giúp bà bầu đỡ nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgười dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triểnỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.