Những thiệt thòi của trẻ sinh mổ
Theo ESPGHAN, một tổ chức Y khoa từ Châu Âu chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa cho thấy rằng có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường.
Bào thai được nuôi trong một môi trường vô khuẩn và cơ thể con người chỉ bắt đầu tiếp cận với vi trùng khi được sinh ra. Đối với những trẻ sinh thường, sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt. Bên cạnh đó, việc được sinh thường qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Trẻ sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện hệ miễn dịch của mình
Trong khi đó, các bé sinh mổ lại sinh ra trong môi trường vô khuẩn cộng thêm việc tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh tại môi trường bệnh viện, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài ra, việc không qua ống sinh tự nhiên của mẹ, khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, thậm chí còn có nguy cơ bị suy hô hấp cấp và các bệnh hô hấp sau này.
Sự khác biệt trong hệ tiêu hoá
Bên cạnh sự “non yếu” của hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu độc lập tiến hành tại Phần Lan gần đây cho thấy, sinh mổ còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp ở trẻ như: nôn trớ, táo bón, nôn ói, kém phát triển, tiêu chảy,… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp.
Còn trẻ sinh thường “hưởng lợi” nhờ thu nạp được từ cơ thể mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó gia tăng hình thành vi khuẩn chí đường ruột. Điều đó giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng: chàm sữa, hen, dị ứng thức ăn; giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh; đồng thời vi khuẩn ở ruột còn tham gia tổng hợp vitamine K, B.
50-55% trẻ sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, và tỷ lệ này ở trẻ sinh mổ còn lớn hơn nhiều. Đây là một con số thực sự khiến các bà mẹ phải lưu tâm và có những chuẩn bị để giảm thiểu con số này một cách tối đa.
Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Nhất là các loại vi khuẩn nằm trong đường tiêu hóa không chỉ góp phần vào sự phát triển và hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ mà chúng còn hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống bệnh tật.
Thế nhưng, hiện nay, nhiều mẹ sinh mổ thường dồn nhiều sự quan tâm đến vấn đề hỗ trợ hệ miễn dịch non trẻ của bé hơn là hệ tiêu hoá. Vì thế, mẹ cần quan tâm đúng mức để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện cho trẻ sinh mổ. Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế hay các nguy cơ rối loạn về tiêu hoá như: ợ hơi, nôn trớ, chướng bụng… là một trong những điều mà các mẹ nên lưu tâm.
Theo Vietnamnet
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 5 phút trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 6 phút trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 1 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 6 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 6 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 8 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 8 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 21 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...