Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực chặn “dòng chảy của lũ”

GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia Nam, Đông và Trung Á.

Đưa tỉ số GTKS về mức tự nhiên, hợp lý là một bài toán khó, song vẫn có thể giải quyết được nếu có sự tham gia của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Ảnh: Dương Ngọc.

Tại Việt Nam, tình trạng MCBGTKS xuất hiện muộn nhưng nó được ví như “cơn lũ”: Tốc độ gia tăng nhanh và phức tạp hơn rất nhiều so với các nước khác. Tính đến nay, “cơn lũ” này đã tràn đến 5/6 vùng kinh tế xã hội và 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bất thường và phức tạp

Nếu so sánh với mặt bằng chung các nước trong tình trạng MCBGTKS, giá trị TSGTKS ở một số quốc gia khác cao hơn của Việt Nam (Ấn Độ là 112,1 năm 2006, Trung Quốc là 120,6 năm 2008 và Azerbaijan là 117,2 năm 2007,…) thì trong vòng 5 năm qua TSGTKS ở Việt Nam lại tăng nhanh hơn các quốc gia đó.   

MCBGTKS ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng. Đặc biệt là trong vòng 5 năm trở lại đây, TSGTKS liên tục gia tăng, chỉ giảm nhẹ một chút vào năm 2011 và đang tiếp tục tăng lên trong năm 2012. Điều đáng lo ngại là sự MCBGTKS này lại đến từ những nơi có đời sống kinh tế phát triển, từ những gia đình khá giả và từ những người có trình độ học vấn cao. Nếu TSGTKS ở các nước cao ở những lần sinh sau thì ở Việt Nam tỉ số này cao ngay từ lần sinh đầu tiên, tăng dần và cao nhất ở lần sinh cuối. Ở lần sinh thứ 3 trở lên, tỉ số này là 115,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh đầu tiên. Đối với những gia đình mới chỉ sinh được 2 con gái thì ở lần sinh thứ 3, TSGTKS lên tới 130.

Quan hệ giữa TSGTKS với thu nhập và mức sống cũng có tình hình tương tự. Trong khi TSGTKS của phụ nữ ở nhóm 20% dân số nghèo nhất đều nằm ở mức bình thường (105-106) và nhỉnh hơn chút ít ở lần sinh thứ 3 (108) thì ở các nhóm dân số trung bình, giàu và giàu nhất tỉ số này đã ở mức cao ngay từ lần sinh thứ nhất (từ 111 - 112). Đặc biệt ở lần sinh thứ 3 trở lên thì ở cả ba nhóm dân số này, TSGTKS rất cao: 116, 121 và 133 lần lượt từ mức thu nhập trung bình, giàu và giàu nhất.
 
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Ảnh: Chí Cường.
 
Nam giới khó có cơ hội tìm kiếm bạn đời
 

Bình đẳng giới nhưng vẫn phải…sinh cho được con trai

Tiến sĩ Christophe Z. Guilmoto – nhà nhân khẩu học, hiện đang hợp tác với UNFPA về TSGTKS cho hay: Trong các nghiên cứu về MCBGTKS ở Việt Nam đều cho thấy ảnh hưởng của truyền thống văn hóa đã tạo nên áp lực trong việc người dân phải sinh được con trai. Thậm chí, nó còn khiến người ta có cảm giác không gì có thể thay đổi được quan niệm đó và khó tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

TS Guilmoto cũng bày tỏ: “Tôi ngạc nhiên khi nhiều người đều đồng ý phải bình đẳng giới nhưng họ vẫn nói nếu có 2 con gái thì vẫn sẽ tìm cách để có được con trai ở lần sinh thứ 3. Trong một số hương ước, quy ước của làng xã, tôi thấy đã đề cập đến vấn đề dân số nhưng không thấy đề cập đến vấn đề bình đẳng giới và việc sinh con gái hay con trai”.

Lý giải cho sự bất thường và phức tạp nói trên, TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho hay, nguyên do là những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y khoa đã bị lạm dụng cho việc xác định giới tính thai nhi và các bà mẹ dễ dàng thực hiện sự lựa chọn giới tính thai nhi của mình cùng sự tiếp tay của những người cung cấp dịch vụ.

Việt Nam cũng như một số quốc gia có sự MCBGTKS khác đều có chung một điểm về sự ưa thích con trai và tìm mọi biện pháp để đạt được mục đích đó. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động tới cấu trúc giới tính của dân số trong tương lai, dẫn đến tình trạng dư thừa nam giới khi đến độ tuổi kết hôn. Theo tính toán của UNFPA Việt Nam thì đến năm 2040, số lượng nam giới sẽ thừa khoảng 12% và đến năm 2050 là 20% (dự báo mức trung bình). Sử dụng chương trình dự báo dân số Spectrum version 3.54 (dự báo ở mức trung bình) cho kết quả: Đến năm 2020, nước ta có khoảng gần 700.000 nam giới trong độ tuổi 15-49 “dư thừa” và đến năm 2050 là khoảng gần 3 triệu người. 

Tuyên truyền vẫn là giải pháp tối ưu

Tại Việt Nam, nhằm ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng này, Pháp lệnh Dân số 2003, Luật Bình đẳng giới, dự thảo Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020, một số Nghị định của Chính phủ đã có những quy định cụ thể nghiêm cấm hành vi lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi.

Nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai thí điểm mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở 10 tỉnh, thành phố, mở rộng 18 tỉnh, thành vào năm 2009 và đến năm 2011 triển khai ở 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo TS Dương Quốc Trọng, các biện pháp, chế tài xử lý các hành vi vi phạm chính sách DS-KHHGĐ là cần thiết, nhưng quan trọng và bền vững nhất là truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó chuyển đổi hành vi để người dân coi con gái cũng như con trai. 

TS Dương Quốc Trọng cho hay: “Tôi không hy vọng chặn đứng được “cơn lũ” này nhưng tôi mong rằng mọi nỗ lực của chúng ta có thể ngăn chặn được dòng chảy của nó”. Theo ông, chính sách về mức sinh là một trong những yếu tố tác động đến vấn đề MCBGTKS. Một số nước có chính sách về giảm sinh rất hà khắc và khi triển khai thực hiện, họ làm cũng rất quyết liệt. Trong khi đó chính sách của ta là mềm mỏng và linh hoạt. “Biện pháp chính mà chúng ta áp dụng là tuyên truyền, giáo dục, vận động để người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi. Đảng và Nhà nước ta xác định việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn mà toàn Đảng, toàn dân đồng lòng chung sức thực hiện” – TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

Bài học kinh nghiệm
 
- Chia sẻ bài học thành công, PGS.TS Heeran Chun – ĐH Jungwon University Hàn Quốc cho biết: Hàn Quốc đã đẩy mạnh chính sách như Luật cấm lựa chọn giới tính thai nhi, Luật Gia đình, Luật Bình đẳng giới quy định con gái được thừa kế như con trai, Chính phủ mở rộng các lĩnh vực nghề nghiệp với nữ, Luật cho phép phụ nữ quyền và trách nhiệm với gia đình cha mẹ đẻ của mình. Đẩy mạnh chiến dịch “Hãy yêu con gái của bạn” qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Một số nước khác như Ấn Độ sửa một số luật, cho phép con gái có thể thừa kế tài sản gia đình ngang bằng với con trai, yêu cầu cả con trai và con gái phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ tương ứng với tỷ lệ phần tài sản được thừa kế. Ở Trung Quốc, đã tiến hành một chiến dịch lớn để khẳng định giá trị của nữ giới với tên gọi “Chăm sóc trẻ em gái” - đưa thông điệp tích cực về nữ giới, có những ưu đãi cho các bậc cha mẹ sinh con một bề, hỗ trợ các khoản tiền nhà và lương hưu cho các ông bố bà mẹ ở nông thôn sinh con một bề và khuyến khích các cuộc hôn nhân với chế độ mẫu hệ.

Tuy áp dụng nhiều chính sách quyết liệt nhưng đến nay Trung Quốc, Ấn Độ vẫn chưa giảm được TSGTKS và đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề...          
 
Hà Anh

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top