Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ của bà mẹ có quá nhiều sữa khi nuôi con

Thứ năm, 16:00 16/05/2013 | Gia đình

Đối với các bà mẹ sinh con đầu lòng thì việc có ít hay quá nhiều sữa đều là một trong những vấn đề khiến họ đau đầu.

Mẹ nhiều sữa, con cứ ti là sặc

Mấy ngày đầu do sinh mổ, chị Thanh (Nghi Tàm, Hà Nội), một phần vì sữa chưa về, phần do sợ sữa bị ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên chị không dám cho con ti ngay khi còn trong viện. Lúc đó, chị chỉ lo lắng mình bị mất sữa hoặc không đủ sữa cho con dùng. Sau vài hôm về nhà, khi mấy giọt sữa đầu tiên xuất hiện, chị Thanh mừng rỡ cho con ti ngay thế nhưng cứ lần nào ti mẹ, bé lại bị sặc, ho, trớ vì sữa ra quá nhiều, bắn thành từng tia. Thế là dù bé rất đói nhưng mẹ chị dí ti vào mặt, bé lại khóc váng lên vì sợ.

Chị Thanh tâm sự: “Mình có rất nhiều sữa, cho con bú xong, mình lại dùng máy vắt ra được đầy 2 bình rồi cất vào ngăn tủ trữ cho con. Thế nhưng sau một lúc mình lại khó chịu, đau đớn khi ngực lại trở nên căng cứng như hai quả tạ”. Khi những người thân từng sinh con họ đều nói rằng những dấu hiệu đau tức ngực của chị chỉ do căng sữa, chị vẫn không tin. Chỉ khi đi khám bác sĩ và nhận được kết quả tương tự thì chị mới phần nào bớt lo lắng.

Cũng là một trường hợp khiến con khóc thét khi bú mẹ do nhiều sữa, chị Chi (Lý Nam Đế, Hà Nội) mỗi lần cho con ti thì con ho, khóc, mẹ cũng khóc theo.

Chị Chi sinh thường, ngay sau khi xuống bàn đẻ, việc đầu tiên chị làm đó là cho con ti thế nhưng chẳng có giọt sữa nào xuất hiện. Cả gia đình xúm tay vào chế biến nhiều món ăn, gợi ý nhiều để chị bồi bổ với mục đích "gọi sữa về". Sau vài ngày áp dụng chế độ ăn một cốc sữa đặc nóng cùng một báo cháo móng giò thơm lừng, kết quả hai bầu sữa của chị không khác gì... bò sữa.

Nỗi khổ của bà mẹ có quá nhiều sữa khi nuôi con 1
  Đối với các bà mẹ sinh con đầu lòng thì việc có ít hay quá nhiều sữa đều là một trong những vấn đề khiến họ đau đầu (Ảnh minh họa)

Chị tâm sự: “Mỗi ngày mình phải sản xuất ra ít nhất 1,5 lít sữa. Ngực lúc nào cũng trong tình trạng căng tức vì sữa về liên tục mà con còn bé quá, không những bú ít mà con hay sặc trớ. Sau vài lần ngậm ti mẹ rồi bị sặc do sữa về nhiều quá, bé đâm sợ, không dám ăn. Chỉ khi chị vắt ra bình thì bé mới chịu ăn.

Nhiều khi chị thèm cảm giác được con bú lắm nhưng thấy con sặc, chị không dám ép. Cứ vài tiếng, chị lại hì hụi hút sữa, lúc nào nhỡ quên là y như rằng chị lại lên cơn sốt xình xịch.

Sau khi sinh "mẹ tròn con vuông", chị Mai (Quận 1, TP HCM) mừng húm vì sữa về ngay. Lần đầu tiên cho con ti, chị hạnh phúc vô bờ bến song sữa về nhưng lại về nhiều quá, điều này không chỉ khiến bé sợ bú mẹ mà còn khiến chị lúc nào cũng trong tình trạng ướt sũng áo cả ngày lẫn đêm.

Rồi nhiều lần vừa rúc vào ti mẹ hoặc bú mút 1 – 2 cái đã bị phun sữa tới tấp vào mặt, bé Nu – con chị sợ xanh mặt khóc ngằn ngặt không dám ti nữa.

Nghe chị em mách, chị Mai mới thử cách vừa cho con bú, chị vừa dùng tay chặn bớt sữa lại cho đỡ phun mạnh quá. Thế mà cũng có hiệu quả ra trò, những đêm nào cho ti mà chị lỡ ngủ quên buông tay là y như rằng ngực lại phun phè phè sữa, bé ngừng lại không nuốt ngay là bé bị sặc luôn.

Chị than thở: "Sữa ít cũng khổ mà nhiều cũng khổ chẳng kém".

Cho con ti thì sợ con sặc sữa, cho bú bình lại xót con, thèm thuồng cảm giác cho ti, nhiều bà mẹ tiến thoái lưỡng nan không biết nên làm gì vào lúc này.

Nghe chị em mách nhau tuyệt chiêu cho bé bú an toàn

Đối với các bà mẹ sinh con đầu lòng thì việc có ít hay quá nhiều sữa đều là một trong những vấn đề đau đầu mà các bà mẹ cần phải biết cách khắc phục.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Thủy (một bà mẹ chăm hai con rất mát tay, ngụ tại Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây mình cũng ‘dính’ phải vụ dở khóc dở cười này. Tuy nhiên chị em cũng không nên quá lo lắng bởi đây là hiện tượng vô cùng bình thường, những ngày đầu sau sinh, ngực sẽ sản xuất ra một lượng sữa lớn bởi lúc này, cơ thể chưa điều tiết được lượng sữa phù hợp với nhu cầu của em bé. Chị em nên yên tâm bởi chỉ sau khoảng 1 tháng, cơ thể bạn sẽ thích nghi và điều tiết lại lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của em bé".

Nhưng bú thế nào để bé không bị sặc thì chị Hường – một bà mẹ sinh con bên Úc chia sẻ trên một diễn đàn mẹ và bé như sau: “Sau khi sinh, nắm được tình hình tôi có nhiều sữa, khả năng làm con sặc sữa cao, các bác sĩ tại bệnh viện bên Úc đã khuyên tôi hạn chế vắt sữa bằng máy trong thời gian đầu vì điều này sẽ càng kích thích sữa về nhiều hơn. Khi nào ngực căng cứng tôi thường chườm ấm nhanh và sau khi bé bú xong thì chườm lạnh để giảm thiểu sữa chảy ra ào ạt ướt áo”.

Chị Hường cũng nói thêm rằng trước đây vì sữa quá nhiều, bé nhà chị sợ không dám ti mẹ, một bài toán luẩn quẩn đó là con không ăn lại càng khiến mình đau hơn, ngực căng tức, chẳng biết "giải tỏa" từ đâu. Thế nhưng sau vài ngày mình chăm chỉ mát-xa ngực thì ngực ít căng tức hơn.

Chị khuyên chị em nên thay đổi một số tư thế cho bé bú cũng mang lại hiệu quả khá cao, bên cạnh đó người mẹ nên tác động vào bầu vú mình để điều tiết lượng sữa vừa phải cho con.

Cụ thể, người mẹ nên bế con sao cho đầu con cao lên một chút, mông con thấp xuống. Một tay ôm giữ lưng và mông con, một tay thì đỡ lấy bầu ti, hai ngón tay kẹp nhẹ đầu ti, lựa đầu ti vào miệng con khi bú. Điều này sẽ khiến bé không bị sặc sữa, sữa được điều tiết theo sự mong muốn của người mẹ.
 
Theo Tri thức trẻ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đám cưới trong mơ của cô gái "chậm mà chắc": Tổ chức ở 2 nước, mẹ chồng trao quà cho mẹ vợ

Đám cưới trong mơ của cô gái "chậm mà chắc": Tổ chức ở 2 nước, mẹ chồng trao quà cho mẹ vợ

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Vì có 2 đám cưới tại 2 nơi nên vô số kỉ niệm đáng nhớ với cô dâu mới.

5 điều về tiền cha mẹ dạy con càng sớm thì tương lai con càng biết cách quản lý tài chính

5 điều về tiền cha mẹ dạy con càng sớm thì tương lai con càng biết cách quản lý tài chính

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục con về tiền bạc...

Quá si mê người thương, cô gái nhập vai "thám tử online" suốt 2 năm để rước anh về làm chồng

Quá si mê người thương, cô gái nhập vai "thám tử online" suốt 2 năm để rước anh về làm chồng

Gia đình - 4 giờ trước

Chiến lược "tán đổ" người thương của cô gái này có phần kỳ công và vô cùng bài bản.

Tin tưởng cho bạn ở nhờ, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện bí mật qua camera

Tin tưởng cho bạn ở nhờ, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện bí mật qua camera

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Đây cũng là bài học cảnh tỉnh nhiều người khi đã quá tin tưởng bạn bè, thậm chí là cho họ tới để sống cùng nhà.

Bị bạn trai ngoại tình thao túng tâm lý

Bị bạn trai ngoại tình thao túng tâm lý

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - "Gia đình từng cố cảnh báo tôi bởi họ có thể nhìn rõ cách mà hắn ta điều khiển tôi, trong khi hắn lại thường xuyên đổ lỗi cho họ về việc tôi lúc nào cũng thấy bất an", nữ vũ công chia sẻ.

Bí mật của những đứa trẻ lớn lên thành công nằm ở một hành động của cha mẹ

Bí mật của những đứa trẻ lớn lên thành công nằm ở một hành động của cha mẹ

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Một nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT, Harvard và Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phát hiện ra điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm cho trẻ.

5 lý do phụ nữ lớn tuổi thích hẹn hò trai trẻ

5 lý do phụ nữ lớn tuổi thích hẹn hò trai trẻ

Gia đình - 21 giờ trước

Có lẽ trong quan điểm của số đông, phụ nữ lớn tuổi và đàn ông trẻ tuổi không hợp nhau về mọi khía cạnh.

Bị đuổi khỏi nhà bạn gái vì lăng nhăng không đúng chỗ

Bị đuổi khỏi nhà bạn gái vì lăng nhăng không đúng chỗ

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Màn ngoại tình chớp nhoáng của người đàn ông bị bạn gái phát hiện một cách rất tình cờ.

Nghiên cứu khoa học: Sự nuôi dạy của cha ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con gái, hơn cả mẹ

Nghiên cứu khoa học: Sự nuôi dạy của cha ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con gái, hơn cả mẹ

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Người cha đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ trẻ em thành thiếu nữ của con gái.

Top