Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm ngày đình sản

Thứ hai, 20:48 27/08/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - “ Sợ đau, sợ… mách”, “Tại sao phải đi đình sản, cái bụng mình đang yên, đang lành, đi mổ làm chi để nó bị thương"... Đó là những câu trả lời của người dân mà hầu hết cán bộ dân số thường gặp phải trong quá trình tuyên truyền người dân tham gia đình sản.

Các chị em tại phòng chờ thực hiện đình sản.


Ngày nay, khi điều kiện về cơ sở vật chất của gia đình phát triển và địa phương được chính quyền các cấp quan tâm, mọi người dân không phân biệt thành thị hay nông thôn đều có thể tiếp cận được các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đã không quản ngại khó khăn, với phương châm “mưa dầm, thấm lâu” đã ngày ngày tuyên truyền người dân về lợi ích của việc đình sản. Từ đó, người dân đã chuyển đổi được nhận thức về việc đình sản và tuyên truyền lại với bạn bè, bà con họ thực hiện theo khi đã có đủ số con mong muốn.
 
Một ngày mới lại bắt đầu, từ sáng sớm tinh mơ, Mí Liều, 36 tuổi,  ở xã Phước Tân (Sơn Hòa, Phú Yên) đã náo nức dậy sớm, chuẩn bị cơm nước cho gia đình và gọi chồng dậy chở đi đình sản ở Bệnh viện huyện Sơn Hòa. Chị tâm sự: “Mình hiện có 3 con, vợ chồng mình không muốn sinh nữa, tập trung lo làm ăn và nuôi dạy các con cho tốt”.
 
Cùng với Mí Liều, trong xã còn có Mí Nghiệp, Mí Vững, Mí Bảo, Mí Hạnh và Mí Dãi cùng tham gia đình sản trong đợt chiến dịch này. Sau khi được nghe chị Hờ Linh “Dân số” tích cực tuyên truyền đến tận nhà, đồng thời phối hợp với Hội Nông dân, già làng trưởng bản cùng với các phương tiện thông tin đại chúng, các chị em đã rủ nhau đi đình sản. Điều này khác với trước đây, khi nhắc đến đình sản là mọi người trong xã đều: “lắc đầu”.
 
Cùng tâm trạng với Mí Liều, Mí Liêm - 29 tuổi,  xã Krông Pa (Sơn Hòa) chia sẻ: “Bản thân tôi có tới 4 đứa con, 2 con trai và 2 con gái, con út mới 1 tháng tuổi. Vì vậy từ lúc cưới nhau tới giờ tôi chỉ biết ở nhà sinh con và nuôi con, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, hàng ngày đi làm mía. Vì vậy rất khó khăn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc các con cho tốt. Nghe chị cán bộ dân số giải thích tôi hiểu, vì vậy tôi quyết định đi đình sản. Hôm nay có đoàn bác sĩ về tổ chức đình sản cho chị em, tôi  vui mừng lắm!”
 
Để tuyên truyền thành công, chị em phụ nữ thông và hiểu được vấn đề đình sản là một chặng đường dài, phải có sự ủng hộ của già làng trưởng bản cùng với sự đồng ý thống nhất của gia đình, đặc biệt là người chồng. Vì vậy công tác tuyên truyền vận động phải luôn luôn phối hợp chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là phải có sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ dân số, cộng với tính “yêu nghề” mới đạt được thành công.
 
Chị Trần Thị Mỹ Cảnh - Cán bộ Dân số xã Sơn Định - cho biết: “Như hôm nay, tôi phải dậy từ 4 giờ sáng, nhờ thêm em trai đến tận nhà các chị nhắc nhở và chở các chị đến bệnh viện đình sản, mặc dù tôi đã tới nhà các chị nhắc nhở từ chiều hôm qua”.
 
Trong khi các chị đang ngồi ở phòng chờ, các anh lại tranh thủ rủ nhau ra ngồi ở phía ngoài, vui vẻ chia sẻ nhau câu chuyện của mỗi nhà. Chuyện nhà Ma Thủy, nhà Ma Dãi, Ma Lý… được các anh đưa ra chia sẻ trong không khí không còn lo âu chuyện kế hoạch nữa. 
 
Hôm nay, tại Bệnh viên Đa khoa huyện Sơn Hòa, không phải chỉ có các anh, các chị vui vì từ nay yên tâm không lo chuyện sinh đẻ nữa, cháu So Thị Mỹ Ngọc, 12 tuổi, con của chị So Thị Liên – 33 tuổi (xã Sơn Định, Sơn Hòa) cũng có tâm trạng như vậy. Mặc bộ đồng phục học sinh, trên tay bế em còn ít ngày tuổi ngồi chờ mẹ đang trong phòng đình sản, nhưng nét mặc cháu luôn tươi cười. Cháu nói: “Cháu có tới 3 em: đứa  10 tuổi, đứa 16 tháng và đứa này gần 2 tháng, cháu không muốn có thêm em nữa, vì cháu phải dành thời gian cho việc học. Khi nghe mẹ đi đình sản, cháu vui lắm và tự  xung phong xin theo để giữ em cho mẹ”.
 

Cháu So Thị Mỹ Ngọc đang giữ em, chờ mẹ trong phòng đình sản.


Có thể nói, để có được sự phấn khởi, niềm vui của người dân khi tham dự đình sản như ngày hôm nay là một quá trình phấn đấu của ngành dân số từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ dân số và cộng tác viên dân số cơ sở trong công tác tuyên truyền vận động.
 
Chị Nguyễn Thị Anh - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Sơn Hòa - cho biết: “Ngoài sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ dân số, điều quan trọng để góp phần làm thay đổi nhanh nhận thức của người dân là nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ Tổ chức MSIVN đã chuyển giao những kỹ thuật mổ triệt sản cùng với những kinh nghiệm thực tế nhằm hỗ trợ về kỹ thuật chuyên môn cho tỉnh và huyện triển khai mổ triệt sản với phương pháp vô cảm bằng gây tê nhanh chóng và hiệu quả”.
 

Các bác sĩ của Tổ chức MSIVN đang thực hiện mổ đình sản.


Với phương châm “Tất cả đều vì sức khỏe của cộng đồng”, được biết cho đến nay, Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam (MSIVN) đã trực tiếp hỗ trợ tỉnh Phú Yên thực hiện 3 đợt mổ triệt sản nữ với phương pháp vô cảm bằng gây tê, với tổng số người được thực hiện là 113 người .
 
Thạch Thảo
Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top