Ông bố xuất thân nghèo khó nuôi 2 con thi đỗ Đại học top đầu thế giới: Có những bí kíp nhỏ nhưng hiệu quả quá tuyệt vời
Những đứa con thiên tài được bố giáo dục cẩn thận ngay từ khi còn nhỏ, qua những điều hết sức đơn giản mà thấm thía.
Tiến sĩ Doãn Vĩnh Nghĩa (người Mỹ, gốc Hoa) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Thượng Hải. Sau này nhờ học tập chăm chỉ mà ông thi đỗ Đại học Phúc Đán, rồi sang Mỹ du học và hiện tại là một giảng viên đại học.
Vợ chồng Doãn Vĩnh Nghĩa có 2 người con đủ nếp tẻ: Doãn Vy Bác và Doãn Duy Na. Cậu con trai lớn là sinh viên Stanford, từng đạt giải Học giả Tổng thống Hoa Kỳ. Cô còn út cũng là sinh viên Đại học Vanderbilt.
Nhìn thành tích học tập của thế hệ trẻ nhà họ Doãn, ai cũng trầm trồ và muốn biết: Phương pháp giáo dục của gia đình này ra sao?

Gia đình họ Doãn có hai người con xuất chúng trong học tập.
Con trai lớn - thành tích trải dài từ thời trung học
Là con đầu trong gia đình, Doãn Vy Bác sớm được cha dạy dỗ, rèn luyện từ khi còn nhỏ. Khi con còn bé, ông Doãn đã quan sát kỹ và phát hiện con trai có tính tò mò, ít nói. Ông Doãn Vĩnh Nghĩa đồng hành cùng con trong mọi hoạt động, giúp con có cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ xung quanh.
Doãn Vy Bác đã giành được nhiều giải thưởng có tầm ảnh hưởng lớn như: Á quân Intel International Grand Prix; Giải thưởng Khoa học Quốc tế của Google; Giải Viết văn Quốc gia; Giải thưởng lớn trong Cuộc thi Piano Quốc tế và được mời tham gia lễ trao giải Nobel.
Khi phóng viên hỏi "Việc nhận được những giải thưởng có quá khó và vất vả không", cả Doãn Vy Bác và bố đều trả lời là: "Không!". Họ tham gia các cuộc thi để trải nghiệm quá trình chứ không quan tâm kết quả.
Khi tốt nghiệp THPT, Doãn Vy Bác đứng nhất toàn khối về học lực, được bầu chọn là thủ khoa và vinh dự đại diện hàng nghìn học sinh đứng lên phát biểu trong buổi lễ tổng kết.

Doãn Y Bác đã giành nhiều giải thưởng lớn.
Trong nghiên cứu khoa học, Doãn Vy Bác quan tâm đến lĩnh vực sinh học và y học. Đây đều là lĩnh vực mang tính hàn lâm, thậm chí bị coi là nhàm chán. Doãn Vy Bác tin rằng người thành công phải giải quyết được các vấn đề xã hội và giúp ích cho mọi người xung quanh.
Tình cờ Doãn Vy Bác thấy một bản tin thông báo mắc xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoại trừ việc đến bệnh viện thăm khám, mọi người không thể biết được sức khoẻ để kịp thời chữa trị. Bên cạnh đó, phí xét nghiệm đắt đỏ khiến nhiều người không có khả năng chi trả.
Điều này đã thu hút sự quan tâm của Doãn Vy Bác. Anh nghiên cứu và phát minh thiết bị phát hiện sớm chứng xơ vữa động mạch. Công trình này đạt giải thưởng cao nhất dành cho học sinh trung học ở Hoa Kỳ. Phát minh này giúp Doãn Vy Bác được Tổng thống trao giải thưởng và nhận học bổng từ 6 trường khối Ivy League, bao gồm cả Stanford và MIT.
Sau đó, Doãn Vy Bác bỏ nhiều tâm huyết và công sức nghiên cứu phát triển thành phần nano hỗ trợ điều trị ung thư, phát minh thiết bị cảm biến sinh học phát hiện kịp thời bệnh Alzheimer.

Để có được thành công như ngày hôm nay, Doãn Y Bác luôn nhớ đến công ơn của cha mình.
Từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành, Doãn Vy Bác là người giỏi toàn diện. Ngoài ra, Doãn Vy Bác yêu thích âm nhạc, đánh đàn piano rất hay và bơi lội cũng giỏi. Anh từng cùng bạn học thành lập một ban nhạc và câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Anh được nhiều người nhìn ra khả năng trở thành triệu phú trong tương lai.
Cuối cùng, Doãn chọn Đại học Stanford để theo đuổi ước mơ - ngôi trường hàng đầu trong nghiên cứu khoa học. Sau khi nhập học, Doãn Vy Bác không ngừng nỗ lực cống hiến và giành học bổng Davidson (chỉ có 20 suất tại Hoa Kỳ).
Con gái đạt học bổng nhiều trường danh tiếng, là nhà nghiên cứu khoa học trẻ tuổi
Doãn Duy Na, em gái Doãn Vy Bác cũng đạt nhiều thành tựu không kém anh trai. Cô là sinh viên xuất sắc nhận được lời mời nhập học từ nhiều trường đại học danh giá của nước Mỹ, bao gồm: Đại học Cornell, Đại học Vanderbilt và UCLA.
Nói về những thành công, Doãn Duy Na chia sẻ sự kiên trì chính là yếu tố chính trong hành trình tiếp nhận kiến thức. Khác với anh trai, Doãn Duy Na đặc biệt yêu thích thể dục thể thao. Cô nhận thấy khi tập luyện với cường độ cao sẽ hiểu rõ hơn về chính bản thân.

Chân dung Doãn Duy Na.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Doãn Duy Na cũng đạt nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học. Cô đã dùng bã cà phê để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi đồ uống. Phát minh nhận được đánh giá cao từ cộng đồng học thuật. Đặc biệt, Tạp chí Journal of Water của Hiệp hội Môi trường chất lượng đã mời Doãn Duy Na phát biểu trong hội nghị học thuật.
Cuối cùng, Doãn Duy Na chọn Đại học Vanderbilt, một ngôi trường nổi tiếng phía Nam. Cũng quan tâm đến sinh học và y học như anh trai, cô coi việc nghiên cứu các giải pháp cho các vấn đề y tế là sứ mệnh cao cả.
Vậy, bí quyết nào đã giúp ông Doãn Vĩnh Nghĩa nuôi dạy thành công 2 người con thiên tài? Ông Doãn từng chia sẻ như sau:
01
Trau dồi quan niệm học tập đúng đắn là kim chỉ nam cho sự phát triển
Ông Doãn Vĩnh Nghĩa có một câu nói khiến nhiều người trầm trồ: "Quá trình quan trọng hơn kết quả, và thói quen quan trọng hơn kiến thức".

Ông cho rằng ngay từ khi các con còn nhỏ, cha mẹ cần thường xuyên trao đổi với con về quan niệm học tập đúng đắn để con hiểu và ghi nhớ. Ông Doãn Vĩnh Nghĩa nói: "Trước mỗi kỳ thi, tôi luôn nói với con rằng dù kết quả tốt hay chưa được như mong muốn cũng không phải là điều quan trọng. Thành công đến từ nhiều lý do chủ quan và khách quan nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Vì vậy, tôi luôn dặn con phải cố gắng làm việc chăm chỉ".
Hãy dạy trẻ tầm quan trọng của quá trình chứ không phải là kết quả. Điều quan trọng nhất là dạy trẻ nỗ lực trong quá trình như thế nào? Luôn hỏi con đã hiểu vấn đề của mình và đúc kết thêm kinh nghiệm chưa? Đây mới chính là thước đo của sự thành công và thất bại.
02
Rèn luyện khả năng quan sát và tư duy
Các gia đình ở Trung Quốc đều chú trọng cho con đi học các lớp phụ đạo và nhiều kiến thức học tập cao siêu. Nhưng ông Doãn Vĩnh Nghĩa lại có cách giáo dục khác, ông tập trung hướng dẫn con cách học, cách suy nghĩ và hình thành thói quen học tập tốt.
Ông cho rằng việc cần truyền tải kiến thức chỉ đáp ứng được mục đích nhất thời. Còn rèn luyện tư duy cho trẻ từ khi còn nhỏ mới đem lại lợi ích cả đời.
Khi các con còn nhỏ, ông Doãn Vĩnh Nghĩa luôn đưa ra cho con những câu hỏi khó: "Làm thế nào để bên kia rút tiền khi thẻ tín dụng được quẹt?", "Làm thế nào để biết số dư thẻ của bạn?", "Làm cách nào để máy thẻ tín dụng quẹt tiền khi đi tàu điện ngầm?",... Sau đó, ông Doãn Vĩnh Nghĩa sẽ cùng con trả lời, nhằm phát triển khả năng khám phá và giải quyết vấn đề.
"Thực tế, đứa trẻ nào cũng có tài năng. Điều cha mẹ cần làm là khơi dậy cảm hứng cho con. Nhờ đó, sẽ phát hiện và có phương hướng phát triển những lợi thế riêng của trẻ", ông Doãn Vĩnh Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, người cha này rất coi trọng kỹ năng đọc cho trẻ. Ông thường dành nhiều thời gian đưa con đến hiệu sách, thư viện để con có môi trường tìm kiếm kiến thức. Ông cũng đặt ra phần thưởng là những quyển sách để trẻ thấy việc đọc sách là một điều hạnh phúc và bổ ích!
"Mỗi lần đi nhà sách về, tôi treo những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc các con đang say sưa đọc sách trên đầu giường. Điều này tiếp thêm động lực tích cực, tạo "niềm vui đọc sách". Ưu điểm của đọc sách giúp cải thiện kiến thức, tư duy và kỹ năng viết", ông Doãn Vĩnh Nghĩa cho biết.
03
Trở thành người bạn thân thiết của con
Sự say mê nghiên cứu khoa học của Doãn Vy Bác được kế thừa từ bố. Ông Doãn Vĩnh Nghĩa từng nói: "Thành công thực sự của là thành công trong cuộc sống, chứ không phải chỉ học tốt một lĩnh vực nào đó. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và sự đồng cảm là những phẩm chất quan trọng hơn".

Ông Doãn Vĩnh Nghĩa luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và các con. Trong gia đình, ông không đối thoại với con theo kiểu khuyên nhủ, dạy bảo mà coi con như người bạn để sẻ chia.
Khi con còn nhỏ, ông Doãn Vĩnh Nghĩa sẽ ngồi xuống để trò chuyện với con. Ông dành nhiều thời gian để nghiêm túc nghe con bày tỏ quan điểm. Mỗi ngày, hai cha con sẽ trò chuyện với nhau ít nhất 15 phút.
Từ câu chuyện của gia đình ông Doãn Vĩnh Nghĩa, hy vọng các bậc cha mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình qua lời nói và việc làm. Trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách dạy dỗ của cha mẹ ngay khi còn nhỏ. Giáo dục tốt sẽ giúp con phát triển trí tuệ và nhân cách trong tương lai.

Theo Sohu//phapluat.suckhoedoisong.vn

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 18 phút trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 8 giờ trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy conGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.