Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rau thịt bẩn: Ai là người chết trước?

Chủ nhật, 08:25 27/03/2016 | Sống khỏe

Hàng ngày, người tiêu dùng thường xuyên lo lắng cho sức khỏe vì vấn đề an toàn thực phẩm. Người ăn hay người sản xuất thực phẩm bẩn sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng hơn?

Tình trạng thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước, không khí luôn là mối lo ngại của nhiều người. Hơn thế, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Để tăng thêm lợi nhuận, nhiều nông dân đã "hào phóng" khi sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại cho rau quả, với mục đích tăng thời gian tăng trưởng, kéo dài độ tươi ngon của chúng.

Gậy ông đập lưng ông

Thực tế, người trồng rau và gia đình họ là tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Hóa chất "tắm" lên rau củ, rơi xuống đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí, vì vậy, rau ngậm thuốc không quá nhiều. Với nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, thói quen dùng nước giếng sinh hoạt, rửa rau, vo gạo ở ao, ở bến sông,... khả năng chính họ bị nhiễm độc cao hơn gấp nhiều lần người ăn rau.

Hóa chất bay ào ào trong không khí, những người dân sống tại đây phải hít trọn vẹn hoặc một phần rất nguy hiểm. Người phun thuốc chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng từ hóa nhất nhiều nhất, chưa kể ruộng rau không "tắm" hóa chất lân cận cũng hứng trọn không khí độc hại này. Nếu rau khi thu hoạch không được rửa sạch thì cũng tương tự với ruộng rau được phun thuốc trực tiếp.

Thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Dũng
Thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Dũng

Còn hóa chất trên rau được bán ra thị trường thì sao? Lượng hóa chất đó sẽ bay dần theo thời gian. Nếu thời gian ngắn, hóa chất sẽ đọng lại trên rau. Tuy nhiên, sau khi được rửa sạch, hóa chất bị nước cuốn trôi khá nhiều. Đặc biệt, ta không cần tác động thêm thì hóa chất cũng bay ra khỏi rau. Vì thế, nếu rau rửa thật sạch, vẩy khô nước, gói lại để đến hôm sau tiếp tục sơ chế thêm rồi mới nấu ăn thì lượng hóa chất trên rau đã biến mất đến 90%.

Người nông dân có thể trồng riêng cho gia đình một ruộng rau sạch với hi vọng được ăn rau an toàn. Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược, hóa chất bay khắp nơi cũng sẽ ngấm vào nước ăn, vào đồ đạc họ dùng, thóc lúa phơi ngoài sân và cả những cây rau họ trồng riêng cho gia đình.

Đây cũng là nguyên nhân khiến người nông dân, hàng xóm của họ sinh bệnh tật. Như vậy, có chắc người mua rau bị ảnh hưởng hay chính những người trồng rau bị ngộ độc?

Điều tôi lo lắng nhất chính là việc người bán bôi thuốc trực tiếp lên thực phẩm hay cho chất lạ vào nồi canh, thức ăn ở các quán ăn sẵn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc ăn hàng, mua thực phẩm về rửa sạch sẽ giảm khả năng nhiễm độc xuống nhiều lần.

Thịt thường được khuyến cáo là không nên rửa. Nhưng theo tôi quan sát tại một số chợ tại Hà Nội, có hiện tượng người bán sử dụng loại hóa chất không rõ nguồn gốc bôi lên thịt. Tôi mua tại chợ thịt hoàn toàn bình thường, về nhà sơ chế lại thấy mùi ôi bốc ra ngào ngạt. Vì vậy, tôi vẫn rửa thịt, thậm chí rửa sạch nhất có thể.

Ô nhiễm nước, không khí ở trình trạng báo động

Ngoài rau, thịt sử dụng hóa chất thì không khí cũng là vấn đề rất đáng lo. Ở các thành phố, ô tô, xe máy, lò than tổ ong, các nhà máy, thải ra các loại hóa chất độc hại như SO2, NO2,…. Đứng tại một cây cầu nào đó bắc qua sông Hồng nhìn về Hà Nội, chúng ta sẽ thấy bầu khí quyển khu vực này có tầng bụi màu trắng đục, cao khoảng 20-30 m, bay lơ lửng trên không.

Còn ở các vùng quê, các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp làm hỏng bầu khí quyển vốn nổi tiếng là trong lành. Giờ đây, đi trên mọi địa phương, tôi không dám chắc là nơi nào thực sự trong lành.

Về nguồn nước, nước ngầm cũng đang bị nhiễm bẩn. Ở các thành phố lớn, chúng ta có thể rửa rau, nấu cơm và đun nước uống bằng nước máy nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng nước giếng hoặc giếng khoan.

Với rác thải, con người cho phép bản thân và người quen ném rác vô tội vạ ra khắp nơi, hành động này là tự giết mình và gia đình. Rác thải thực phẩm sẽ phân hủy, trong quá trình này sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh từ đó cũng được phát tán.

Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top