Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Thứ bảy, 08:41 02/09/2023 | Dân số và phát triển

Sốt xuất huyết có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe với mẹ bầu và cả thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ giai đoạn tháng 6 và tăng cao nhất trong 03 tuần gần đây.

Bệnh sốt xuất huyết là vấn đề nghiêm trọng với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ có thể truyền virus sang thai nhi. Điều này làm tăng nguy cơ khiến thai nhi bị nhẹ cân, sinh non và thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết cũng liên quan đến tiền sản giật (tăng huyết áp), xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp và sinh mổ.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng khoa Đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết và bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho thai phụ và thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai phải thực hiện các biện pháp chủ động phòng bệnh tại nhà, nhất là trong thời điểm số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng.

1. Dấu hiệu chẩn đoán mẹ bầu mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng cho biết thêm, sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus Dengue lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm sốt cao, triệu chứng khá giống với cảm cúm , biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, sốt liên tục, khó hạ sốt, kéo dài từ 2-7 ngày, nhức đầu dữ dội, đau khớp và cơ, phát ban và xuất huyết ngoài da.

Trong trường hợp nặng, sốt xuất huyết có thể dẫn đến chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít, đau bụng, nôn ói nhiều, tay chân lạnh, vật vã.

Khi sốt xuất huyết diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng như sốt xuất huyết hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết, có thể đe dọa đến tính mạng với các triệu chứng choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

2. Tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi - Ảnh 3.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch yếu, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng như sốt xuất huyết.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng, khi mang thai, hệ thống miễn dịch trải qua những thay đổi để hỗ trợ thai nhi đang phát triển, điều này khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng như sốt xuất huyết. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, sốt xuất huyết khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé, bao gồm sinh non, nhẹ cân, thậm chí tử vong thai nhi.

3. Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết?

Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc gặp bất kỳ triệu chứng liên quan nào khi mang thai, điều quan trọng là phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Sốt xuất huyết có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể cho cả mẹ và con. Số lượng tiểu cầu giảm hoặc chảy máu từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều được coi là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

4. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết cho mẹ bầu

Sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức nào còn phụ thuộc vào việc mẹ bầu có được phát hiện bệnh sớm hay không. Nếu được chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị sẽ rất cao. Việc điều trị sốt xuất huyết kịp thời trong thời gian mang thai sẽ đảm bảo thai phụ và thai nhi được khỏe mạnh. Thai phụ trong quá trình điều trị sốt xuất huyết cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không được tự ý mua thuốc sử dụng, không được tự ý truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khám thai đúng định kỳ để theo dõi huyết áp và mức tiểu cầu trong máu.
  • Trường hợp sốt xuất huyết vừa và nhẹ có thể điều trị ngoại trú tại nhà bằng thuốc paracetamol 10-15mg/kg cân nặng nếu sốt trên 38 độ C để hạ sốt và làm giảm cơn đau. (An toàn nhất vẫn nên dùng thuốc có tư vấn của bác sĩ.)
  • Nên bổ sung nhiều nước và các loại nước trái cây giàu vitamin C để ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn ói, tránh ảnh hưởng đến tình trạng thai.
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều, vận động vừa phải.
  • Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng và nghiêm trọng, thai phụ cần phải nhập viện và theo dõi liên tục trong phòng chăm sóc đặc biệt.
  • Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể tử vong.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.

5. Các bước phòng ngừa sốt xuất huyết cho mẹ bầu

Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh sốt xuất huyết và dù ở nhà, nơi làm việc, đi chơi thì mẹ bầu đều phải mặc quần áo phù hợp và bôi kem chống muỗi.

Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho mẹ bầu:

- Sử dụng thuốc chống muỗi: Bôi thuốc chống muỗi có chứa DEET, picaridin hoặc dầu bạch đàn chanh lên vùng da hở như chân tay có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị muỗi đốt. Mẹ bầu nên chọn loại thuốc chống côn trùng an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi - Ảnh 6.

Nên sử dụng màn để chống muỗi.

- Mặc quần áo dài: Che chắn bằng áo sơ mi dài tay, quần dài và giày kín có thể tạo thêm một lớp bảo vệ chống muỗi đốt, đặc biệt là khi ở ngoài trời.

- Ở trong nhà vào những giờ muỗi cao điểm: Muỗi hoạt động mạnh nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. Phụ nữ mang thai nên ở trong nhà, tránh các hoạt động ngoài trời trong thời điểm này.

- Loại bỏ nước đọng : Muỗi sinh sản trong nước tù đọng, vì vậy điều cần thiết là loại bỏ nước đọng xung quanh nhà. Thường xuyên kiểm tra, đổ hết nước trong xô, chậu và úp ngược… để loại bỏ những nơi muỗi có khả năng sinh sản.

- Lắp lưới cửa sổ và cửa ra vào : Việc lắp lưới chắn trên cửa sổ và cửa ra vào có thể ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.

- Sử dụng màn chống muỗi : Nếu sống ở khu vực có nhiều muỗi hoặc đi đến những vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết hãy sử dụng màn chống muỗi khi ngủ.

Quang Nhân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

SKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Top