Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự khác biệt trong việc thực hiện Đề án 818 giữa các địa phương trên cả nước

Thứ sáu, 11:22 03/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Theo đánh giá của Ban Quản lý Đề án 818 (Tổng cục DS-KHHGĐ), thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt việc phân phối các sản phẩm thuộc Đề án. Tuy nhiên, cũng có một số tỉnh chỉ đăng ký 1-2 sản phẩm hoặc đăng ký sản phẩm với số lượng rất ít.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cải thiện sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) và tăng cường sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại. Theo đó, số người sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo các phương tiện tránh thai an toàn, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Trong khi đó, hiện nay, thị trường phương tiện tránh thai tư nhân đang nở rộ, việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các loại này (nhất là bao cao su, viên uống tránh thai) gặp rất nhiều hạn chế và bất cập.

Thực tế, thời gian qua, nhiều vụ các cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ hàng trăm nghìn bao cao su giả, bao cao su kém chất lượng, thậm chí bao cao su tái chế đã gây hoang mang dư luận và lo ngại về chất lượng các phương tiện tránh thai trên thị trường.

Sự khác biệt trong việc thực hiện Đề án 818 giữa các địa phương trên cả nước - Ảnh 1.

Một số sản phẩm thuộc Đề án 818

Trên cơ sở đó, ngày 12/3/2015, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818).

Việc xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường sẽ chú trọng vào các phương tiện tránh thai, hàng hoá SKSS hiện đại, có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Đề án 818, tính đến hết năm 2020, đã có 28 sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường được đưa vào phân phối trong Đề án 818. Cụ thể: Nhóm sản phẩm, hàng hóa KHHGĐ (9 sản phẩm): Viên uống tránh thai Anna; Bao cao su sản xuất trong nước: Hello, Hello Plus, Young Lovers; Bao cao su nhập khẩu: Kimiko Plus, I Love You, Nevalyashka; Thuốc tránh thai khẩn cấp BK-1 và Vòng tránh thai Pregna+ Tcu 380A.

Nhóm sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ KHHGĐ, chăm sóc SKSS (19 sản phẩm): Viên bổ sung vi chất Prenatal; dung dịch vệ sinh Vagis; dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro loại 100ml; dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro loại 60 ml; Gel bôi trơn Sensi Love; Bột Unical For Rice loại 10 gói/hộp; Bột Unical For Rice loại 20 gói/hộp; Liquid Calci –D3; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Premom; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucankid; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baciplus; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imuglucan; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lacto Turmerin; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Enzyme 125TM; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố nữ hoàng sâm; Viên đặt phụ khoa Gyno Gold; Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi (Loại 400g và loại 900g); Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt MetaMom hương Vanilla (Loại 400g và loại 900g) và thực phẩm bổ sung Nutricarebone (loại 400g và loại 900g). 

Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, các tỉnh, thành phố đã tích cực tham gia phân phối sản phẩm. Từ 18 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai trong tháng 6/2016, tính đến 31/12/2020 đã có 50 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai phân phối sản phẩm.

Trong đó, theo Ban Quản lý Đề án 818, các tỉnh/thành phố thực hiện tốt việc phân phối các sản phẩm như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang. Đặc biệt, những tỉnh/thành phố mặc dù chưa (hoặc đang trình) phê duyệt Đề án/Kế hoạch đã tham gia phân phối theo hướng dẫn của Trung ương và đạt kết quả tốt như Bình Thuận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số tỉnh chỉ đăng ký 1-2 sản phẩm hoặc đăng ký sản phẩm với số lượng rất ít như: Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Quảng Trị, Hà Tĩnh.

Theo đánh giá của Ban Quản lý Đề án 818, mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực trong việc triển khai Đề án, đem lại kết quả bước đầu, song trong quá trình thực hiện phân phối sản phẩm tại các địa phương đã tồn tại một số bất cập như: Còn tồn đọng nhiều sản phẩm ở các cấp tỉnh - huyện - xã hoặc cộng tác viên tham gia phân phối sản phẩm chưa thống kê được, nhiều nguy cơ rủi ro như sản phẩm bị hỏng, thất thoát, hết hạn. Cùng với đó, một số địa phương đã phân phối các sản phẩm nhưng chưa nộp tiền về Ban Quản lý Đề án 818 Trung ương để thanh toán cho các công ty.

Mai Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Top