Tăng cường công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân
GiadinhNet - Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) cho người dân và đạt nhiều kết quả tốt, góp phần đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ này hiện vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, trẻ vị thành niên, thanh niên vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS một cách thuận lợi nhất…

Truyền thông tư vấn nâng cao công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân. Ảnh: PV
Điểm sáng trong công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Chị Trần Thị Bảy (trú tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết: “Trước đây vì cuộc sống gia đình, vì ít khi có điều kiện để học hỏi nên chúng em hầu như không có khái niệm về SKSS, về áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Nhưng từ khi được các chị làm ở đội tuyên truyền huyện, thị trấn và được cộng tác viên dân số tuyên truyền, nói về các đợt triển khai dịch vụ cũng như các diễn đàn chúng em đều tham gia. Từ đó, có được những hiểu biết cần thiết về sức khỏe của mình và động viên nhau cùng cố gắng thực hiện tốt chính sách dân số”.
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, việc triển khai Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 (Đề án 52) đã giúp chị em phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc SKSS, về các biện pháp KHHGĐ. Nhờ vậy, khi địa phương triển khai các đợt tăng cường về công tác dân số thì nhận được sự hưởng ửng tích cực của chị em và gia đình cũng rất tạo điều kiện để chị em tham gia.
Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 52 của huyện Phú Vang cho thấy, trong 7 năm (2009-2016), trên địa bàn các xã, thị trấn hưởng lợi của Đề án đã có 165.702 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được truyền thông, tư vấn về dịch vụ KHHGĐ với các hình thức phong phú như: Tư vấn tại cộng đồng, tổ chức các đợt tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; tổ chức các sự kiện truyền thông “Nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ”; thành lập đội tuyên truyền tại huyện… nhằm tăng cường số người được tiếp cận với các kiến thức về SKSS/KHHGĐ tại 16 xã ven biển, bãi ngang được triển khai Đề án, các đội dịch vụ y tế lưu động đã được thành lập để thực hiện nhiệm vụ truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ y tế.
Theo BS Tôn Thất Khoa, Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đề án 52 với nhiều hoạt động đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là phụ nữ vùng biển, ven biển không có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ y tế. Sau 9 năm triển khai thực hiện Đề án (từ năm 2009 đến nay), hơn 3.400 người dân được cung cấp dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, KHHGĐ, hơn 64.000 bà mẹ mang thai được tư vấn về các nguy cơ cao; hơn 21.800 người được tư vấn về phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục...
Đến năm 2017, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 67,03%; tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đạt 85%; tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh đạt 70,5%. Đây là những chuyển biến tích cực, bởi trước khi thực hiện Đề án, những tỷ lệ trên tương đối thấp ở vùng biển, đảo, ven biển, có những nội dung chưa từng được triển khai (tầm soát ung thư phụ khoa, sàng lọc sơ sinh…).
Được Chính phủ phê duyệt cuối năm 2009, đến nay, Đề án 52 đã được triển khai ở 28 tỉnh, thành trên cả nước, góp phần đem lại những kết quả đáng mừng, làm thay đổi căn bản nhận thức và hành động của người dân trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Đầu tư hơn nữa công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, công tác dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ số về lĩnh vực này của Việt Nam đã đạt được khá tốt so với nhiều quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương tự. Chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cũng được cải thiện rõ rệt thông qua tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ, tỷ lệ phụ nữ được khám thai, tỷ lệ sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, tỷ lệ sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh…
Số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Độ bao phủ của các dịch vụ SKSS/SKTD, bao gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong KHHGĐ đã được mở rộng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt. Theo đó, tổng tỷ suất sinh đã giảm, từ mức mỗi cặp vợ chồng có tới 5 con vào những năm 1970, đến nay tỉ lệ này đã ở mức sinh thay thế là 2.09 con tại thời điểm 2016. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng từ 37% trong năm 1988 lên 67% trong năm 2016. Các chỉ số sức khỏe như tử vong mẹ đã giảm từ 233/100.000 vào những năm 1990 xuống đến 69/100.000 năm 2009 và hiện đã giảm xuống 58.3/100.000 vào năm 2016.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số. Vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng giữa các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. Một phần ba thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS/SKTD.
Theo bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, để đáp ứng được nhu cầu của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, các ưu tiên về SKSS/KHHGĐ cần tập trung vào các chính sách và các biện pháp can thiệp giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS đối với người dân tộc thiểu số, người di cư, người trẻ tuổi và những người đang sống ở các vùng khó khăn, khó tiếp cận.
"UNFPA cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được tầm nhìn về tiếp cận phổ cập với một gói dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng tại tất cả các xã và các huyện trên địa bàn cả nước. Ngoài ra, chúng ta cần áp dụng cách tiếp cận thống nhất và đa ngành khi giải quyết các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe. Để có thể thực hiện được cách tiếp cận này, chúng ta cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự”, bà Astrid Band nói.
Một dự án mới giữa Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) với tiêu đề "Hỗ trợ Bộ Y tế nâng cao tính công bằng trong chăm sóc SKSS/SKTD và KHHGĐ và tăng cường đáp ứng y tế cho các vấn đề mới nổi thông qua việc xây dựng và giám sát thực hiện các luật và chính sách dựa trên bằng chứng và quyền con người", giai đoạn 2017-2021 đã được ký kết ngày 15/11/2017 giữa Bộ Y tế và UNFPA tại Việt Nam. Theo đó, với tổng ngân sách 6,4 triệu đô-la Mỹ cho giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 (trong đó, UNFPA hỗ trợ 5,5 triệu đô-la Mỹ) dự án nhằm góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách hiệu quả dựa trên bằng chứng trong lĩnh vực SKSS, SKTD, DS-KHHGĐ.
Một vấn đề rất đáng được quan tâm trong cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở nước ta là việc đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ trong thời gian tới. Theo đó, cần tập trung đầu tư cho các tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế, ưu tiên đối với những nơi có mức sinh cao, vùng đặc biệt khó khăn. Ngay cả nơi đã đạt mức sinh thay thế, mức sinh thấp cũng vẫn rất cần quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ này nhằm đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc SKSS/KHHGĐ một cách tốt nhất, toàn diện và có chất lượng cao.
Nguyễn Mai

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcDị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triểnGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.