Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ- chăm sóc SKSS cho phụ nữ: Lựa chọn chủ động

GiadinhNet - Ngày 15/11 vừa qua, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã công bố báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2012 với tiêu đề: “Chủ động lựa chọn, không phải lựa chọn ngẫu nhiên- Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người”.

Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ- chăm sóc SKSS cho phụ nữ: Lựa chọn chủ động 1
Tư vấn kiến thức làm mẹ an toàn cho phụ nữ.  Ảnh: Dương Ngọc
Tiêu đề báo cáo cũng là sự phát triển chủ đề Ngày Dân số thế giới 11/7/2012: “Tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
 
Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sự quan tâm, hỗ trợ các nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ ngày càng tăng. Một trong những mục tiêu lớn là tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tránh thai cho mọi đối tượng, phục vụ tốt hơn những phụ nữ muốn trì hoãn hoặc ngừng sinh con để giảm gánh nặng mang thai ngoài ý muốn, tránh được nhiều trường hợp tử vong, tai biến liên quan đến sản khoa.
 
Nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại tăng
 
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ- chăm sóc SKSS cho phụ nữ: Lựa chọn chủ động 2
Tiết mục đoạt giải Nhất - Liên hoan tuyên truyền viên Dân số khu vực miền Trung của đội Lâm Đồng. Ảnh: PV
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự chuyển đổi về KHHGĐ là sự gia tăng sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) sẵn có thông qua các chương trình dân số của mỗi chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân.
 
Việc sử dụng các BPTT hiện đại của phụ nữ có chồng ở các nước đang phát triển tăng từ mức không đáng kể vào năm 1960, lên khoảng 47% vào năm 1990, lên 55% vào năm 2000 và ổn định ở mức này vào năm 2009.
 
Trong năm 2012, phụ nữ chưa có chồng là một nhóm đối tượng lớn, quan trọng, chiếm tới 26% số phụ nữ độ tuổi 15- 49 tại các nước đang phát triển (chủ yếu nữ vị thành niên và nữ thanh niên 15-24 tuổi). Tại các nước đang phát triển, trong số phụ nữ có nhu cầu sử dụng các BPTT, phụ nữ chưa có chồng sử dụng sản phẩm này thấp hơn 20% so với số phụ nữ có chồng. Ở châu Á, sự khác biệt này là 31%, ở Mỹ Latinh và vùng Caribê 10% và ở 69 nước nghèo nhất là 20%. Tình huống đảo ngược ở Tiểu-Sahara Châu Phi- nơi tỷ lệ phụ nữ chưa chồng có nhu cầu sử dụng BPTT hiện đại cao hơn 19% so với phụ nữ có chồng- Đây là dấu hiệu cho thấy động lực mạnh mẽ của đối tượng này muốn phòng tránh mang thai trước hôn nhân, phòng tránh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bao cao su là biện pháp chủ yếu được phụ nữ chưa có chồng sử dụng trong khu vực này.
 
Năm 2012, ước tính khoảng 222 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng về các BPTT hiện đại.Tỷ lệ phụ nữ có chồng có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng về các BPTT hiện đại là 18% ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này là 30-37% ở Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi, Tây Á, 22-24% ở Nam Á và vùng Ca-ri-bê...
 
Ý nghĩa nhân bản không thể đong đếm
 
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ- chăm sóc SKSS cho phụ nữ: Lựa chọn chủ động 3
CTV Dân số Tuy Hòa - Phú Yên phát tờ rơi tuyên truyền KHHGĐ cho ngư dân vùng biển. Ảnh: Dương Ngọc
Chi phí cung cấp dịch vụ tránh thai đối với phụ nữ có nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.Việc đảm bảo dịch vụ toàn diện, chất lượng cao cho tất cả người sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Kinh phí chi cho các dịch vụ này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sức khỏe, kinh tế cho phụ nữ, gia đình, xã hội.
 
Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ này trong năm 2012 ước tính khoảng 2 tỷ USD cho các đối tượng tại các nước đang phát triển (bao gồm chi phí liên quan đến cung cấp BPTT nói chung, công tác giám sát, đào tạo cán bộ, vận động thực hiện KHHGĐ, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển hệ thống hậu cần và quản lý).
 
Năm 2012 ước tính 121,6 triệu trẻ em được sinh ra ở các nước đang phát triển, trong đó 3,1 triệu em bị chết trong vòng 28 ngày kể từ khi chào đời và 2,5 triệu em chết trước khi tròn 1 tuổi. Khoảng 800 nghìn ca tử vong trẻ sơ sinh và 600 nghìn ca tử vong trẻ dưới 1 tuổi liên quan đến mang thai ngoài ý muốn. Sử dụng BPTT hiện đại đã giúp ngăn chặn được khoảng 1,1 triệu ca tử vong trẻ sơ sinh và 700 nghìn ca tử vong trẻ dưới 1 tuổi.
Các chuyên gia cho biết: Vào năm 2008, cứ mỗi 1 USD bỏ ra để đáp ứng nhu cầu về các BPTT hiện đại đã tiết kiệm được 1,4 USD để chi phí chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ở cấp độ đó, với 4 tỷ USD  trong năm 2012 dành để đáp ứng nhu cầu này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 5,6 tỷ USD cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu chi thêm 4,1 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của tất cả phụ nữ về các BPTT hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thêm khoảng 5,7 tỷ USD.
 
Để thành công trong việc đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS-KLHHGĐ của phụ nữ, các Chính phủ và các bên liên quan cần giải quyết một số yếu tố, bao gồm cả luật pháp, chính sách, hệ thống cung cấp dịch vụ, những rào cản đang cản trở việc đối tượng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ. Cần lồng ghép việc cung cấp các dịch vụ tránh thai vào các dịch vụ y tế- chăm sóc SKSS; Duy trì nguồn cung cấp tại các địa phương; Xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS cho mọi đối tượng.
 
Khi các nguồn lực bổ sung đã sẵn có, điều rất quan trọng là theo dõi sự tiến bộ hướng tới đáp ứng các nhu cầu tránh thai của phụ nữ- một bước cần thiết để điều chỉnh quá trình thực hiện. Cần đảm bảo trách nhiệm sử dụng các nguồn lực, theo dõi và giám sát, thu thập số liệu từ các cá nhân, các nhà cung cấp, các cơ sở y tế và hệ thống y tế tại các cấp của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Muốn việc giám sát phù hợp, được thực hiện, duy trì lâu dài, các nhà tài trợ và các Chính phủ cần sẵn sàng đầu tư thu thập số liệu cơ bản, phân tích số liệu trong các hệ thống để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cao, đảm bảo.
 
>Lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ rất lớn. Nó xuất phát từ khả năng của phụ nữ và các cặp vợ chồng muốn có thời gian mang thai phù hợp với cuộc sống của họ và chu cấp cho con cái những hội tốt nhất về sức khỏe và phúc lợi. Nếu mỗi phụ nữ sau khi sinh con ít nhất hai năm mới mang thai tiếp theo, thì tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm 13%; nếu sau ba năm, tỷ lệ đó sẽ giảm 25%.
 
>Chính phủ các nước cần có những can thiệp "ngoài KHHGĐ" để giải quyết các yếu tố xã hội cản trở việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản là một vấn đề sức khỏe, nhưng cũng là vấn đề công bằng xã hội và phát triển con người. Đó là một quyền cơ bản của con người để phụ nữ thụ hưởng đầy đủ bình đẳng về pháp luật, bình đẳng về cơ hội và với một bé gái sinh ra ngày hôm nay, ở bất kỳ quốc gia nào, có triển vọng cuộc sống giống như mọi bé trai. Khi nhu cầu của phụ nữ về dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục không được đáp ứng, sẽ làm giảm sút cơ hội của họ hoàn tất việc học tập, tham gia phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất và thoát khỏi đói nghèo.
 
Võ Anh Dũng (Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số - Tổng cục DS-KHHGĐ)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top