Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng trưởng dân số chịu tác động của chênh lệch mức sinh và di cư

Thứ ba, 07:00 07/05/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong các cuộc bàn thảo liên quan đến Dự thảo Chiến lược Dân số Việt Nam tới năm 2030 do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức, bên cạnh những vấn đề về cơ cấu, chất lượng dân số... thì quy mô dân số là một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm, bàn thảo.


Cán bộ dân số tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân. Ảnh: TL

Cán bộ dân số tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân. Ảnh: TL

Những siêu đô thị trong thời gian gần

Thông tin từ Tổng cục Dân số cho thấy, quy mô dân số nước ta hiện nay gần 95 triệu người, tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức trên 1%. Nghĩa là mỗi năm, dân số Việt Nam có thêm gần 1 triệu người.

Ông Đinh Thái Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, thường trực Tổ Biên tập xây dựng Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 chỉ ra một vấn đề, trong khi nhiều tỉnh có tốc độ phát triển dân số hàng năm thấp, thậm chí khoảng 0% (như Nam Định 0,04%, Thái Bình là 0,09%, An Giang là 0,09%), thì một số thành phố, tỉnh có kinh tế tương đối phát triển lại có tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao, thậm chí vượt mức 2% (Bình Dương - 3,76%, Bắc Ninh - 3,11%, Đồng Nai- 2,21%).

“Trên toàn quốc, một số thành phố có quy mô dân số lớn, khoảng 8 triệu người và sẽ trở thành các siêu đô thị trong thời gian gần. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra, quy mô dân số TPHCM năm 2017 là gần 8,5 triệu, Hà Nội là gần 7,5 triệu. Ngược lại một số tỉnh có quy mô dân số nhỏ, khoảng 0,5 triệu người như Bắc Kạn, Lai Châu, Kon Tum...”, ông Đinh Thái Hà nói.

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho hay, xét trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và duy trì liên tục trong 12 năm. Tuy nhiên, nhiều tỉnh mức sinh biến động với biên độ lớn.

Phân tích cụ thể, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục Dân số) cho biết, các tỉnh phía Nam, mức sinh có xu hướng liên tục giảm, một số tỉnh giảm xuống mức rất thấp (dưới 1,6 con) như Đồng Tháp (1,34 con), TPHCM (1,36 con), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,37 con), Hậu Giang (1,53 con). Ngược lại nhiều tỉnh phía Bắc mức sinh không ổn định, một số tỉnh đã tăng cao trở lại (trên 2,5 con). Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2017 chỉ ra, mỗi phụ nữ trong tuổi sinh đẻ ở Hà Tĩnh sinh trung bình 3,24 con, Nghệ An (2,87 con), Lai Châu (2,86 con), Điện Biên (2,84 con), Quảng Trị (2,83 con)...

Hiện có 4/6 vùng kinh tế - xã hội chưa đạt được mức sinh thay thế, có nơi rất cao, quy mô dân số tiếp tục tăng nhanh. Trong khi ở một số vùng đô thị, kinh tế phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi thấp xa so với mức sinh thay thế. Chênh lệch mức sinh giữa các vùng sẽ trở thành yếu tố bất lợi cho việc ổn định quy mô dân số và phát triển kinh tế- xã hội, tác động tiêu cực đến bảo đảm an sinh xã hội.

“Nhiều gia đình có điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc con cái thì sinh ít con trong khi nhiều gia đình khó khăn thì sinh nhiều con ảnh hưởng đến việc nuôi, dạy và nâng cao chất lượng dân số”, ông Đinh Thái Hà chỉ ra vấn đề khó khăn.

Cùng với đó, ông Hà cũng cho rằng di cư là vấn đề xã hội đáng quan tâm trong thời gian tới. Dự báo di cư sẽ tăng lên 45% vào năm 2020 và lên 50% vào năm 2025.

Thực trạng này đòi hỏi phải có chính sách dân số và phát triển linh hoạt, phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đảm bảo công bằng trong tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ KHHGĐ

Đại diện Tổng cục Dân số cho rằng, trong thời gian qua, chính sách dân số tập trung vào đối tượng là các phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, không muốn sinh nhiều con; Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Các đối tượng vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn, người di cư, người lao động trẻ tại khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được quan tâm đúng mức.

Từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại có xu hướng giảm, một số biện pháp tránh thai (BPTT) có hiệu quả cao, tác dụng lâu dài giảm nhanh, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Cơ cấu sử dụng BPTT có thay đổi theo hướng đang dạng hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng sử dụng các BPTT truyền thống hiệu quả thấp có xu hướng tăng. Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn thấp, đôi khi còn gián đoạn.

Các dịch vụ hỗ trợ sinh sản mới tập trung ở các trung tâm y tế lớn, chi phí cao. Khả năng tiếp cận dịch vụ hạn chế, ảnh hưởng đến quyền làm mẹ và hạnh phúc gia đình. Cùng với hội nhập quốc tế, xu hướng kết hôn muộn, có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong 16 năm (1999-2016), tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) của nam đã tăng thêm gần 2,0 năm, SMAM của nữ tăng 0,2 năm. Cùng đó, một xu hướng xã hội đang diễn ra là làm mẹ đơn thân ngày càng phổ biến. Nhu cầu đổi mới, phát triển toàn diện các dịch vụ, chính sách hỗ trợ là hết sức cần thiết.

Trong khi đó, công tác đào tạo, bồ dưỡng kiến thức liên tục cho người cung cấp dịch vụ còn hạn chế. Tỷ lệ nhân viên y tế, dân số tại cơ sở được đào tạo, đào tạo lại còn thấp, chưa thường xuyên.

Báo cáo Chương trình Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2020 cho thấy, tỷ lệ trạm y tế có cán bộ được đào tạo về kỹ thuật KHHGĐ là 67,4%, kỹ năng truyền thông tư vấn là 72%. Trung tâm y tế huyện có cán bộ được đào tạo cũng còn hạn chế (đặt dụng cụ tránh thai: 76,9%; cấy thuốc: 70,2%; tiêm thuốc: 64,3%; kỹ năng truyền thông tư vấn: 78,5%). Cùng đó, trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu, đặc biệt tuyến xã...

Một trong những mục tiêu đầu tiên được đặt ra trong dự thảo Chiến lược Dân số Việt Nam tới năm 2030 là duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng. Theo đó, những mục tiêu cụ thể như: Bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con, quy mô dân số 104 triệu người; Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; Giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Top